Cây xấu hổ được rất nhiều người biết đến nhưng không hề biết đến tên của nó hay những công dụng thần kỳ mà nó mang lại. Là cây mọc dài ở ven đường, vùng đất trống với đặc điểm nhận dạng nhanh nhờ cách đụng vào cây tự động rụt cúp lá lại, đó cũng là cái tên của cây được ra đời. Khi tìm hiểu đến công dụng của cây, bạn sẽ không phải bỏ một xu để có những giấc ngủ ngon và chữa bệnh hiệu quả từ loại cây này.
Cây xấu hổ là gì?
Mô tả cây xấu hổ
Ở dân gian người ta thường gọi cây xấu hổ là cây xấu hổ bởi mỗi khi đụng vào lá nó sẽ tự động cụp lại như bản năng của một con vật. Cây mọc dại tự nhiên, thân nhỏ, có gái. Lá phân nhỏ như lá phượng, lá me. Mỗi lá mang từ 15 lá chét song song hai bên. Kiểu sinh sống là bò sát dưới mặt đất và sống khá dai và tốt, phát triển mạnh.
Hoa có màu tím đỏ, bông như bồ công anh, nhỏ và mịn. Quả mọc thành từng cụm hình ngôi sao, quả thắt lại giữa các hạt có nhiều lông cứng. Cây mọc ở khắp nơi các bãi lầy, bãi cỏ, bãi đất trống, bờ đê… Ra hoa vào tầm tháng 6 thường năm và phát triển tốt sau mùa mưa kéo dài.
Tham khảo: Cây nữ lang chữa mất ngủ, động kinh, đau nửa đầu, rối loạn kinh nguyệt,
Cây xấu hổ thường mọc dẹt xuống đất, độ cao của cây chỉ từ 20-30cm. Cây thường ưa sáng nên mọc rải rác nhất là ở các nước, vùng nhiệt đới. Người ta thường thu hoạch cây xấu hổ vào mùa thu, loại bỏ tạp chất và sử dụng cả cây xấu hổ làm thuốc.
Thành phần hóa học có trong cây
Các kết quả cho thấy trong thảo dược này có chứa một chất alkaloid gọi là mimosin C8H10O4N2. Mimosin có độ chảy 231 °CN. goài ra còn có flavonoid, các loại alcol, acid amin, acid hữu cơ. Hạt chứa chất nhầy, lá chiết ra một chất tương tự adrenalin. Trong lá và quả đều có selen.
Xem thêm: Cây Lạc Tiên chữa mất ngủ, ổn định thần kinh, mệt mỏi, tim mạch.
Đặc tính của cây xấu hổ
Trong đông y, cây xấu hổ có vị ngọt chát, tính mát, không độc đa số dùng để trấn tĩnh, tâm an, cải thiện giấc ngủ…Thành phần dược tính có trong cây như: protein, tannin, Mimoside, mimosine… và các axit amin mà cơ thể không tự tổng hợp được như Ser, Glu, Pro, Gly, Ala… và nhiều hợp chất protein co rút, ATP, adenosine triphosphate…
Khoa học cũng đã chứng minh trong cây xấu hổ có thành phần kháng khuẩn, giảm quá trình sinh trưởng và phát triển của các tế bào ung thư, HIV… Ức chế đối với Staphyloccocus aureus Rosenbach, Neisseria catarrhal… Theo đông y, Cây xấu hổ có vị ngọt, se, tính hơi hàn, ít độc tốt cho sức khỏe. Quy kinh vào phế.
Tìm hiểu: Cây vông nem chữa mất ngủ, đau nhức xương khớp, kinh nguyệt không đều, bệnh trĩ.
Tác dụng dược lý
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại
- Dịch chiết xuất từ rễ cây xấu hổ chứa minosa có khả năng ức chế sự hoạt động của các men hyaluronidase và protease có trong nọc độc của các loài rắn.
- Dịch chiết từ lá cây xấu hỗ có tác dụng chống lại và làm chậm thời gian xuất hiện co giật gây ra bởi pentylentetrazol và strychnin.
- Nước chiếc xuất từ lá khô của cây xấu hổ có khả năng chống trầm cảm.
- Bột được làm từ rễ cây xấu khổ được thử nghiệm và cho kết quả có khả năng làm thay đổi chu kỳ rụng trứng.
- Tác dụng giảm đau hiệu quả đã được thử nghiệm theo 3 phương pháp là mâm đồng ở 56ºC, gây đau bằng axetylcolin và kích điện đều thấy tác dụng rõ rệt.
Theo Y học cổ truyền
- Lá cây xấu hổ được sử dụng để làm thuốc ngủ và dịu thần kinh.
- Rễ cây xấu hổ được dùng để chữa bệnh đau nhức xương khớp, sốt xét, kinh nguyệt không đều.
- Hạt cấy dùng để trị hen suyễn và gây nôn.
9 công dụng cụ thể từ cây xấu hổ
- Chữa đau khớp, tê thấp: Dùng 40 gram rễ cây xấu hổ và rễ cây lá lốt rửa sạch, phơi khô sắc uống trong ngày. Bên cạnh đó, bạn còn có thể lấy nước hỗn hợp trên thêm một chút muối và đập, hoặc ngâm cùng khớp bị đau khi nước còn ấm sẽ hiệu quả cao hơn.
- Bệnh zoona: Người bị bệnh zoona thường bị lở, loét gây mất vệ sinh và gián đoạn sinh hoạt. Lấy cây xấu hổ giã nát đắp nguyên lên những vùng lỡ loét ngày 1 đến 2 lần để kháng khuẩn và liền vết thương.
- Chữa đầy bụng khó tiêu: Khi ăn uống nhai không kỹ hoặc ăn phải những thực phẩm kỵ nhau thường gây cảm giác khó tiêu và khó chịu. Nên chuẩn bị cây xấu hổ 16g, thần khúc 12g, bạch thược 16g, mạch nha 16g sắc chung với nhau uống trước và sau khi ăn tối từ 4-5 ngày là cải thiện hoàn toàn tình trạng trên.
- Chữa viêm khí quản mãn tính: Sắc cây xấu với với nước tỷ lệ 1:6, sau đó sắc cô đặc lấy 1 phần chia làm 2 lần uống. Sử dụng phương pháp này từ 10 ngày sẽ thấy hiệu quả.
- Chữa đau lưng: Cây xấu hổ, cây tầm phỏng tỷ lệ 1:1, một ít củ xả, 15g rễ cỏ xước. Tất cả đem sao vàng hạ thổ uống một ngày một thang kiên trì.
Đọc ngay: Cây hy thiêm chữa bệnh gout, đau nhức xương khớp, huyết áp thấp, mất ngủ.
Nếu khó uống, bạn còn có thể ngâm rượu với hỗn hợp gồm rễ xấu hổ, rễ bưởi, rễ cúc tần, mỗi thứ 20g, rễ đinh lăng, rễ cam thảo dây, mỗi thứ 10g đem ngâm trong bình rượu trên 1 tháng có thể dùng trước bữa ăn 1 ly nhỏ.
- Hỗ trợ mất ngủ, suy nhược thần kinh: cây sâu hổ được cho là kẻ thủ của bệnh mất ngủ bởi đặc tính trấn an, tâm tĩnh từ nó. Dùng cành và lá của cây xấu hổ đem rửa sạch, sắc uống đều đặn. Trong cây xấy hổ có các thành phầnAcid Valerenic và các dẫn xuất Valepotriates có trong cây giúp giải tỏa lo âu, căng thẳng nên giúp phục hồi thần kinh mạnh mẽ, sẽ thấy giấc ngủ ngon hơn, tròn giấc hơn. Ăn uống cũng ngon miệng hơn hẳn, tinh thần thỏa mái.
- Hỗ trợ Aids và các bệnh sốt, da nổi mẫn chảy nước: Dùng cây xấu hổ cùng trắc bách tiệp, hoàng bá, rau sam, thảo quyết minh, thạch lựu bì với hàm lượng đều nhau. Đem tất cả rửa sạch đem sắc uống, nấu 5 phần cô lại 1 phần đem uống.
Ngoài ra có thể dùng hùng hoàn tán bột trộn cùng trứng gà bôi lên vùng lở loét, giảm đau. Hỗ trợ tối đa quá trình tiến triển và biến chứng của bệnh.
- Chống nọc rắn độc: Trong cây xấu hổ, dịch chiết từ rễ khô mimosa pudica có khả năng ức chế các độc tính tác hại của nọc rắn. Dịch tiết này có khả năng ức chế được sự hoạt động của các men hyaluronidase và protease có trong nọc các rắn độc. Chính vì thế, khi bị rắn cắn nhai nát rễ cây xấu hổ đắp vào vết thương.
- Chống co giật: Theo nghiên cứu chất dịch nhầy có trong cây xấu hổ có thể chống lại cơn co giật của con người. Nên khi lên cơn, có thể dùng một lượng nhỏ trong rễ cây xấu hổ để kiềm chế cơn co giật.
Bài hay: Cây an xoa chữa ung thư gan, viêm gan, xơ gan, đau xương khớp, mất ngủ.
Lưu ý khi sử dụng cây xấu hổ
- Cây xấu hổ không được sử dụng cho người bị suy nhược cơ thể, người bị hàn và đặc biệt phụ nữ có thai không được sử dụng.
- Trên đây là một số thông tin tham khảo về cây xấu hổ, nếu bạn muốn sử dụng cây xấu hổ để chữa bệnh hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.
- Ngoài ra, sử dụng cây xấu hổ có thể giảm được tình trạng lo âu, căng thẳng đối vơi những người làm việc quá sức, hay bị stress, và giảm thiểu bệnh trầm cảm cao.
- Vì là bài thuốc dân gian và là thuốc nam nên sử dụng không thể hết liền giống với các phương pháp hiện đại được. Nên phải kiên trì, sử dụng đều đặn mỗi ngày.
- Bên cạnh đó, phải có chế độ ăn uống điều độ, hợp lý, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng kết hợp chế độ tập luyện thể dục, thể thao.
- Phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng bài thuốc dân gian dành cho người mới bị bệnh ở giai đoạn nhẹ.
- Nếu sử dụng 1 đến 2 tháng bệnh tình vẫn chưa hết thì nên đến các bệnh viện, cơ sở y tế để khám trực tiếp và điều trị dứt điểm.
Đối tượng sử dụng
- Người thường xuyên bị mất ngủ, ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc.
- Người bị động kinh.
- Người già bị đau nhức xương khớp, thoái hóa cột sống.
- Người bị nóng gan, người thường xuyên sử dụng bia rượu.
- Bệnh nhân viêm ruột, viêm dạ dày, viêm khí quản mạn tính.
- Người bình thường nên sử dụng để thanh nhiệt cơ thể, mát gan.
- Tuy nhiên, vị thuốc này không dành cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
Cây xấu hổ có thể dễ tìm kiếm ở các vùng đất trống, nông thôn. Tuy nhiên cây dễ bị phá đi bởi thuốc sâu nên khi thu hái cần cẩn thận. Cũng không nên tự ý kiếm cây về chữa bệnh và phải thông qua tham khảo ý kiến bác sĩ. Khi mua thì cần chọn địa chỉ uy tín, cây xấu hổ có tên thường gọi là Trinh Nữ.
Nguồn: https://binhngamruouhanquoc.com/