Từ xưa thì cây cỏ tranh được cho là cỏ dại mọc ven bờ ruộng, ven sông thường bị loại bỏ vì không đem lại hiệu quả và chiếm diện tích đất trồng. Nhất là ở thời chiến tranh người đốt cỏ tranh để dùng muối phục vụ bữa ăn. Sau này, khi được nhân giống thành các loại cỏ nhiều màu sắc lại được ứng dụng trong nghệ thuật. Nhưng ít ai biết, cỏ tranh cũng chính là cây thuốc quý đang được lùng sục tìm kiếm.
Mô tả cây cỏ tranh
Cây cỏ tranh là loại cỏ dại tự mọc, tốc độ sinh sổi có thể thành cánh đồng cỏ vì sinh trưởng tốt, dễ mọc và dễ phát triển. Trước kia bà con nông dân phải rất đau đầu để loại bỏ loại cỏ này trên các ruộng lúa bỏ hoang vì rễ ăn sâu và dài. Nhưng trước đây, cỏ tranh được ứng dụng rất nhiều và góp phần quan trọng vào đời sống người nông dân, người lính.
Nhưng chính rễ cây cỏ tranh là bộ phận chứa nhiều thành phần chữa bệnh và hỗ trợ tốt cho sức khỏe con người. Cây thuộc loại thân mềm, lá cứng mọc dài lên trên, dáng lá hẹp nhỏ, mặt trên lá hơi nhám lông, mặt dưới nhẵn, mép lá rất sắc bén nên khi đi vào đồng cỏ tranh thường xót dễ đứt tay như lá mía.
Hoa cỏ tranh hình bông chùy, thuôn dài và nhẹ như bồ công anh nhưng dáng thuôn nhỏ như lá, có màu trắng và còn có màu hồng … Cây được nhân giống bằng rễ và nhờ gió phát tán từ bông như bồ công anh. Cây phân bố ở khắp nơi, mọi miền, không kén điều kiện thời tiết cũng như thổ nhưỡng. Chính vì nghĩ là cỏ dại nên bà con hầu như không ai biết đến tính ứng dụng cao của cỏ tranh.
Cây cỏ tranh khi đốt lên có vị mặn nên thời xa xưa khi không có muối, thời chiến tranh thường dùng tro cỏ tranh thay muối. Cỏ tranh thường được các nhà vường hay shop hoa ứng dụng trong làm đẹp, trang trí và ghép với các loại hoa khác mang lại màu sắc mới cho nghệ thuật trang trí hoa đẹp, chi phí rẻ nhưng lại rất có tính ứng dụng cao.
Công dụng cây cỏ tranh trong cuộc sống
Trước đây, người dân thường dùng cỏ tranh phơi khô lợp mái nhà, vách tường thay dừa, cọ. Ngoài ra, còn là thức ăn cho gia xúc gia cầm, bò, heo, trâu… Tuy nhiên thường bị phá bỏ ở thời điểm hiện nay do tốc độ sinh trưởng mạnh ảnh hưởng đến cây trồng, cây ăn trái…
Mặc dù vậy, trong đông y, rễ cỏ tranh có vị thuốc quý chữa bệnh và giải độc, rất tốt cho gan còn có tên gọi là Mao Căn trong đông y, có màu trắng hơi ngả vàng, có nhiều đốt và nhăn nheo. Theo đó, rễ cỏ tranh được nghiên cứu có tính ngọt, vị mát nên dùng để giải độc gan, thanh mát cơ thể, giảm stress và thư giãn như loại trà.
Điều đặc biệt, rễ cỏ tranh hỗ trợ tốt trong chữa và điều trị thận.
- Chữa viêm thận mãn tính.
- Lợi tiểu.
- Hạ huyết áp.
- Tiêu thũng.
- Giải độc gan.
- Hạ men gan.
- Chữa mất ngủ.
- Giảm áp lực, tỉnh táo.
- Điều trị viêm thận cấp.
Các bài thuốc chữa bệnh từ cỏ tranh
- Điều trị viêm thận cấp: Dùng rễ cỏ tranh 200gr sắc với nửa lít nước, nấu cạn đến còn lại 1/3 thì chia đều uống trông 3 lần/ngày. Sử dụng đều đặn cùng với kiêng cử sẽ cải thiện tình trạng bệnh rõ rệt.
- Ngoài ra, rễ cỏ tranh có thể kết hợp với lá mã đề có tính mát, vị ngọt hậu hoặc cùng kim ngân hoa, cam thảo nam, kim anh tử, đậu đen, hoàng đằng, kinh giới, cỏ mần trầu. Dùng sắc với nước chỉ cần dùng mội thứ 10gr sau đó nấu cùng nước, sắc 3 còn 1 để dùng dần. Không những bệnh tiến triển mà rất tốt cho cơ thể. Làm mát gan, thanh nhiệt cơ thể.
- Chữa chảy máu cam: đối với triệu chứng chảy máu cam cần kết hợp rễ cỏ tranh cùng chi tử với tỷ lệ 2:1 đem sắc với nước cạn còn 1/3 dùng để uống nóng sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ để thuốc phát huy tác dụng. Loại này có thể dùng thường xuyên như nước lọc. Thời gian cách nhau sau khi khỏi có thể lặp lại để uống tránh tình trạng trở bệnh.
- Trị nước tiểu vàng, vàng da do can khí uất kết: Nguyên liệu có 16 gram rễ cây cỏ tranh khô, 12 gram nhân trần, 8 gram chỉ xác, 12 gram bạch thược, 14 gram nam hoàng bá, 10 gram chi tử, 20 gram đinh lăng, 8 gram đan bì, 12 gram xa tiền, 1 2 gram củ đợi. Sắc 1 thang, uống 2 lần trong ngày.
- Lợi tiểu: Râu ngô 40gr rất tốt trong chữa và hỗ trợ giúp lợi tiểu. Khi kết hợp cùng rễ cỏ tranh 30gr, xa tiền tử 25g, hoa cúc 5g đem tất cả đi hãm nước sôi như hãm chè để dùng dần. Dùng từ trên 10 ngày sẽ cho hiệu quả rõ rệt.
- Điều trị sốt xuất huyết: Sử dụng 20 gram rễ cây cỏ tranh khô sắc chung với 20 gram cỏ mực, 16 gram tang diệp, 20 gram rau má, 16 gram kinh giới, 24 gram đậu đen đã sao thơm, 12 gram cam thảo. Chia thuốc làm 2 phần và uống trong ngày.
Tìm hiểu: Chuối cô đơn chữa sỏi thận, tiểu đường, táo bón, đau bụng, phù nề
- Thanh nhiệt, làm mát và giải độc cơ thể: Sử dụng rễ cỏ tranh nấu với nước tỷ lệ 1:3 để dùng uống dần thay chè hoặc cùng với nước lọc. Uống thường xuyên để cơ thể có thể đào thải được các độc tố. Thanh nhiệt, tiêu viêm nhờ tính mát, hàn và ngọt vị ở cỏ tranh.
- Trị hen suyễn: Sắc rễ cỏ tranh với nước sôi, để uống khi còn ấm trước khi ăn trong 10 ngày bệnh tình sẽ thuyên giảm.
- Điều trị ho lâu ngày do phế hư: Sử dụng thang thuốc bao gồm các vị thảo dược như rễ cây cỏ tranh khô 20 gram, cam thảo 10 gram, củ gừng 20 gram, rễ xương sông 16 gram, bán hạ chế 10 gram, tang bạch bì 16 gram, trần bì 10 gram, cát cánh 12 gram. Mỗi ngày sắc 1 thang và chia thuốc làm 2 phần, uống trong ngày. Kiên trì sử dụng 3 – 4 ngày liên tục giúp giảm ho.
- Chữa viêm đường tiết niệu: dùng rễ cỏ tranh sắc cùng gừng già xao vàng hơi cháy, nấu 2 phần còn 1 phần dùng trước khi ăn tối từ trên 1 tuần để thấy rõ hiệu quả, chữa tiểu ra máu.
- Chữa khạc hoặc ho ra máu do phế nhiệt: Bài thuốc gồm có sinh địa 12 gram, rễ cây cỏ tranh khô 16 gram, rau má 20 gram cùng với cỏ mực 20 gram và ngân hoa 12 gram. Sắc thuốc và uống 2 lần trong ngày.
- Lương huyết, cầm máu: trị các chứng nhiệt quá thịnh gây thổ huyết, đổ máu cam: dùng bạch mao căn tươi 63g, tiểu kế tươi 20g, ngẫu tiết tươi 63g. Sắc uống. Trị chứng hư lao trong đờm có máu; cũng có thể dùng trong trường hợp lao phổi, phế quản giãn ho ra máu. Bài 2: bạch mao căn 125g, cỏ ba tiêu 125g. Sắc uống. Trị thổ huyết, đổ máu cam.
- Chữa xuất huyết đường tiêu hóa: Rễ cây cỏ tranh khô 20 gram sắc chung với 6 gram cây a giao, 21 gram củ gừng nướng cháy, 12 gram thục địa và 16 gram trắc bạch diệp. Sắc và chia thuốc uống 2 – 3 lần/ ngày.
- Ngoài ra, rễ cỏ tranh còn thường được dùng để nấu những món ngon tẩm bổ, hạ nhiệt vào những ngày nắng nóng bằng cách. Dùng 150g sinh mao căn, 50g bạch anh tươi nấu với thịt lợn nạc thái miếng mỏng. Xao sơ sau đó đem đi hầm nhừ, nêm nếm vừa ăn là món ngon bổ dưỡng cho cả gia đình, đổi khẩu vị.
Bài hay: Kim Tiền Thảo chữa sỏi thận, đái rắt đái buốt, chữa trĩ
Lưu ý khi dùng cỏ tranh
Rễ cỏ tranh rất tốt do có tính mát phù hợp giải nhiệt và thanh độc. Chính vì thế những người có tính hàn sẵn trong người không nên dùng nhiều. Và dù là dùng thường xuyên tốt cho cơ thể nhưng không nên thay thế nước lọc hằng ngày và không nên quá phụ thuộc.
- Không, tuyệt đối không sử dụng đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú. Tránh tình trạng sử dụng cỏ tranh ẩm mốc, lên men.
- Không tự ý sử dụng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ hay thầy thuốc đông y
- Không nên lạm dụng sử dụng quá nhiều, quá liều lượng
- Những người bị suy nhược, kém ăn trong nhiều người nên tránh sử dụng.
Đọc ngay: Cây mực điều trị suy thận, thận hư, chữa trĩ, gai cột sống, chảy máu chân răng
Cỏ tranh tuy là loại cỏ dại đang bị bà con cố gắng phá bỏ do dùng đất trồng và nuôi cấy. Tuy nhiên, nên biết cách gìn giữ và nuôi trồng, thu hoạch để dùng khi cần. Nhất là việc dùng hằng ngày đều tốt cho cơ thể, nhờ thành phần có trong cỏ tranh mát, có công dụng giải nhiệt tốt.
Nguồn: https://binhngamruouhanquoc.com/