Lá Trầu Không chữa bệnh về da, viêm da, bệnh trĩ, táo bón, phụ khoa

lá trầu không

Thời xa xưa đối với ông cha ta lá trầu gắn liền với mọi nhà. Trong các bài thuốc dân gian, lá trầu không là loại thảo dược hữu ích chữa các bệnh cảm mạo thông thường, tê thấp đau chân tay các khớp hay đau bụng đầy hơi và tăng cường sức khỏe diệu kỳ

Mô tả lá trầu không

lá trầu không
lá trầu không

Trầu không còn được biết đến với nhiều tên gọi như lâu diệp, trầu cay, trầu lương. Là loại cây dây leo bám như hồ tiêu, thường bám lên trụ, cây, mái nhà, tường… Lá trầu mọc so le, hình tim tròn lá lớn, đầu nhọn dài từ 10 – 15cm, rộng từ 5- 10cm, hai mặt nhẵn trơn bóng, mặt trên có màu xanh thẫm hơn mặt dưới.

Cuống lá có bẹ kéo dài, gân nổi mặt dưới tỏa ra từ cuống lá. Rễ chùm bám khá chắc. Cây thường dùng chỉ lá để ăn hay làm thuốc. Cây được thu hoạch lá quanh năm và thường dùng tươi. Ngoài ra, rễ trầu cũng là một loại dược liệu làm thuốc.

Trong Đông y, trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm vào các kinh: phế, tỳ, vị. Thường được dùng để điều trị các bệnh về đau nhức xương khớp, cảm lạnh, tiêu đờm, trị ho, sát trùng…

Theo nghiên cứu các thành phần chính trong lá trầu không có hoạt tính chống khuẩn, chống viêm và kháng sinh mạnh. Điều này giúp ức chế nhiều chủng vi khuẩn như “tụ cầu khuẩn, khuẩn ecoli, cầu khuẩn…”. Ngoài ra còn có tác dụng kháng nấm mạnh.

Công dụng chính từ lá trầu không

  • Chữa ho: Trong lá trầu có chứa thành phần kháng sinh mạnh giúp long đờm, hạn chế viêm nhiễm và thông cổ họng nhanh chóng. Chính vì thế mà lá trầu không có tác dụng chữa ho khá nhanh.

    ho do cảm sốt
    ho do cảm sốt

Cách làm khá đơn giản là đun sôi lá trầu không trong nước, thêm một ít nụ đinh hương và nhục đậu khấu. Cô cạn 1 lít nước còn 2/3 chia làm 3 lần uống mỗi ngày.

  • Trị nấm ngứa ngoài da: bình thường da cơ địa do kích ứng hoặc đổi thời tiết, do vệ sinh nên vẫn thường xuất hiện ngứa, nấm, phát ban đỏ… Thường nguyên nhân do vệ sinh da không kỹ và thường ẩm ướt.

    ngứa
    ngứa

Lá trầu không là một trong những biện pháp trị nấm đơn giản, hiệu quả và rẻ tiền mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Sử dụng lá trầu không rửa sạch vò nát và chà lên da, lưu lại tầm 10 phút và tắm lại bằng nước ấm. Khoảng 3-4 lần/tuần làm là hiệu quả.

  • Chữa bỏng nước sôi: đối với bỏng nhẹ cần phải xử lý trực tiếp bằng cách ngâm chỗ bỏng vảo nước lạnh để hạ nhiệt. Sau đó có thể dùng lá trầu rửa sạch đem hơ nhẹ trên lửa cho mềm, nên quét 1 lớp thầu dầu lên lá rồi đặt lên vết bỏng sau đó cố định lại bằng gạc.

    bỏng
    bỏng

Có thể làm vào buổi tối sáng dậy thay. Mỗi ngày làm và thay 1-2 lần. Tránh để vết bỏng dính bụi bẩn hay làm rách bọc nước sẽ làm vết bỏng nặng thêm.

Chia sẻ: Cao ích mẫu điều hòa kinh nguyệt, trị huyết hư, huyết trắng

  • Chữa đầy hơi, đầy bụng: trong trầu không có thành phần cao háng viêm, chống khuẩn sẽ giúp hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, điều này khiến người bệnh luôn có cảm giác khó chịu trong hệ thống tiêu hóa kèm theo ợ nóng, khó nuốt, nôn sống…

    đau bụng
    đau bụng

Lá trầu ngoài kiểm soát chứng trào ngược dạ dày mà còn giú giữ cho tá tràng luôn an toàn trước sự tấn công của các chất độc và những gốc tự do gây hại. Đảm bảo thành tá tràng hạn chế viêm nhiễm.

Chữa viêm da cơ địa: Lá trầu không sau khi rửa sạch đem giã nát và chà xát lên vùng viêm da cơ địa, vùng da viêm nhiễm. Hoặc có thể giã nhuyễn hãm với nước sôi vắt lấy nước cốt và bôi lên da rất trong việc điều trị các bệnh ngoài da nói chung.

bệnh hắc lào
bệnh hắc lào

Đọc thêmXà sàng tử chữa bệnh phụ khoa, viêm nấm âm đạo, chữa yếu sinh lý, trĩ ngoại

  • Chữa táo bón: Trong lá trầu không có chứa rất nhiều chất chống ô-xy hóa, chống viêm và kháng sinh giúp đánh bại các gốc tự do xấu trong cơ thể, sử dụng lá trầu không giúp khôi phục lại mức pH bình thường trong dạ dày.

    táo bón
    táo bón

Điều này làm cho dạ dày được xoa dịu hạn chế chứng táo bón sẽ được xoa dịu. Cách chữa trị đơn giản bằng cách rửa sạch lá trầu đem nhai với một chút muối khi bụng đói. Hoặc giã nát vắt lấy nước uống. Nên uống nước này vào ngày hôm sau khi bụng còn đói.

  • Làm thuốc giảm đau: cụ thể khi đau răng hay đau xương khớp. Tác dụng của lá trầu không giúp giảm đau, làm dịu các cơn đau nhanh chóng. Ngoài ra còn có thể sử dụng trong các trường hợp chấn thương, sưn gvieem, trầy xước phần cứng hay phần mề, điều trị chứng khó.

Lấy lá trầu giã nát đắp lên vết thương hoặc hơ nóng lá trầu đắp lên vùng thương bị phần trong không có vết thương hở. Ngoài ra cũng có thể nhai lá trầu nuốt nước, phần bã đắp vết thương để xoa dịu cơn đau trong người.

  • Hỗ trợ ăn ngon: Lá trầu không khi sử dụng giúp người bệnh cảm thấy đói, thèm ăn. Nhất là người đa dạ dày rất dễ chán ăn và mệt mỏi. Nguyên nhân do lượng pH trong dạ dày đang bị mất cân bằng và bất ổn khiến hóc-môn tạo cảm giác đói.

Trong khi đó lá trầu không có khả năng khôi phục lại sự cân bằng của mức pH trong dạ dày và kích thích muốn ăn để bù đắp cân bằng bằng cách loại bỏ các độc tố ra bên ngoài. Giúp người bệnh cảm thấy ăn ngon miệng hơn.

  • Chữa viêm phế quản: Các thành phần hoạt chất có trong lá trầu giúp giảm viêm nhiễm Nhất là có hiệu quả tốt trong điều trị viêm phế quản, thông đờm, chống khuẩn. Làm giảm viêm cho cuống phổi, giúp tan đờm. Cải thiện tình trạng tắt nghẽn ở phổi, giúp phổi hoạt động tốt hơn.

    viêm phế quản
    viêm phế quản
  • Tác dụng trị đau khớp, châm tay nhờ lá trầu: hoạt chất chính chavicol có trong lá trầu không là một hoạt chất phenol chống viêm và tiêu sưng hiệu quả. Hoạt chất này hỗ trợ tốt trong việc làm giảm đau an toàn và hiệu quả.

    đau lưng
    đau lưng

Cách sử dụng khá đơn giản là dùng lá trầu không rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước rồi bôi trực tiếp vào vùng khớp bị đau. Hoặc có thể dùng lá trầu đun với nước để ngâm chân rất tốt cho người đau xương khớp, ở người lớn tuổi.

  • Chữa các bệnh phụ khoa: phụ nữ thời xưa khi không có điều kiện sử dụng các sản phẩm dung dịch vệ sinh. Họ thường dùng lá trầu không hãm nước để vệ sinh. Nhờ đặc tính kháng khuẩn cực mạnh trong lá trầu.

    bệnh phụ khoa
    bệnh phụ khoa

Đối với những căn bệnh phụ khoa, cách làm đơn giản là dùng lá trầu vò nát và hãm nước sôi để hơ hoặc dùng nước chắt bỏ xác để rửa và vệ sinh vùng kín rất hiệu quả, an toàn và tiết kiệm.

  • Chữa bệnh trĩ: Trầu không vốn có hiệu quả cao trong việc điều trị viêm loét, nhiễm khuẩn, co búi trĩ và cầm máu. Nhờ đặc tính kháng nấm, diệt khuẩn, kháng sinh tốt nên được áp dụng trong cách thành phần chữa trĩ.

    búi trĩ
    búi trĩ

Rửa sạch lá trầu không đem đun sôi và dùng khi còn ấm nóng để xông hậu môn. Khi nước này nguội dùng nó thêm ít muối để rửa sạch hậu môn. Dùng kiên trì khoản 1 tháng sẽ có hiệu quả.

Nguồn: https://binhngamruouhanquoc.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger