Cây Tầm bóp hay còn gọi là cây bồm bộp khá thân thuộc với trẻ em thôn quê và mọc dại thường thấy ở khu vực bờ hồ, ao, suối. Nhưng ít ai biêt nó là thảo dược có thể chữa bệnh với thành phần dược tính quý có trong các bài thuốc điều trị một số bệnh lý, chữa trị vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, cái tên này lại dễ nhầm lẫn với một vài loại có hình dáng tương tự mang độc tố cần chú ý
Cây tầm bóp là gì?
Tầm bóp là một loại cây thuốc nam quý thường mọc dại. Là một dạng cây thân thảo mọc hằng năm có chiều cao trung bình từ 70- dưới 1m, phân nhiều cành, là dạng cây thân mềm, trơn nhẵn. Thân cây có góc và thường rũ xuống phân nhánh như ớt.
Lá tầm bốp mọc so le hình bầu dục, gân tỏa ra từ gốc lá hơi nổi chia thùy hay không, lá dài khoảng 30mm và rộng khoảng 40mm, cuống lá dài từ 15-30mm. Lá nhẵn không lông và mặt dưới có màu nhạt hơn mặt trên. Hoa tầm bóp không mọc theo chùm mà mọc đơn độc, có cuống mảnh dài khoảng 1cm. Ðài hoa hình chuông bọc lấy quả có lớp vỏ có lông, lớp vỏ này chia ra từ phía giữa thành năm thùy. Tràng hoa có màu vàng tươi hay màu trắng nhạt, cũng có khi có màu xanh cây, có khi điểm những chấm màu tím ở gốc.
Quả mọng tròn, nhẵn, lúc non màu xanh, khi chín có màu đỏ. Quả có lớp đài cùng lớn với quả bọc bên ngoài, thường khi chín vỏ ngoài này chuyển vàng, có độ dài khoảng 4cm, rộng khoảng 2cm. Lớp vỏ này bao trùm lên ở ngoài như cái túi bọc lấy bảo. Chính vì lớp vỏ này bọc kín khi ăn hay khi đụng vào thường nổ nghe tiếng bốp nên cây thường đặt tên như bồm bộp, tầm bốp… Trong quả khá nhiều hạt hình thận và ra quả quanh năm có dạng như lồng đèn.
Thành phần hóa học và dược lý bên trong tầm bóp
Trong cây tầm bóp có chứa khá nhiều thành phần dược tính, chất đạm cũng như các loại vitamin A, B, C, chất béo, chất xơ và sắt… Trong nó có chứa cao thành phần vitamin C mà nếu thiếu trong cơ thể sẽ gây khó lành vết thương, dễ chảy máu chân răng hay các vết thương trên da diện rộng.
Tìm hiểu: Thất diệp nhất chi hoa điều trị ung thư, chống viêm, tiểu đường, quai bị
Tác dụng dược lý của rau tầm bóp đó là tính chất kháng khuẩn antibactérien, kháng viêm, chống ung thư anti-cancéreux, chống bệnh bạch huyết anti-leucémique, chống nấm, vi khuẩn antimycobactérienne, chống đông máu anti-coagulant (anticoagulant), chống các loại nấm nguyên sinh antimycoplasmique (loại vi khuẩn không có vách tế bào ).
Giúp kháng lại các siêu vi khuẩn virus antivirales, giúp chống lại các loại co thắt antispasmodique, giúp hạ đường huyết, chống ung bướu antitumorales, hạ đường máu hypoglycémie, hạ áp suất động mạch, điều hòa biến đổi một số tế bào miễn nhiễm hoạt động quá mức immunitaires hyperactifs và giúp kích thích sự miễn nhiễm immunostimulant.
Theo khảo cứu tại Viện khảo cứu các hợp chất thiên nhiên thuộc ĐH Y khoa Kaohsiung (Đài Loan) trong tầm bóp có chứa và có nói về một loại hoạt tính chống ung thư gan ở cây Tầm bóp (Physalis angulata) rằng các dịch chiết cũng như các hợp chất có trong cả cây bằng ethanol được đánh giá về hoạt tính chống ung thư gan trên các dòng tế bào Hep G2, Hep 3B, PLC/PRF/5, hoạt tính chống ung thư do gây ra hiện tượng tế bào tự hủy, phối hợp với những rối loạn chức năng của các mitochondria nơi màng tế bào bị ung thư. Tác dụng này giúp diệt bào không xảy ra và không cho phát triển tại nơi các tế bào gan lành mạnh.
Xem thêm: Cây lá hen chữa ho , hen suyễn, đau thắt ngực, viêm phế quản
Các công dụng từ cây tầm bóp đối với sức khỏe
- Dùng cây tầm bóp có thể trị được các bệnh về viêm họng, đau họng, khan tiếng, ho khan, ho có đờm đặc, trị tiểu buốt, tiểu ít, xuất hiện ban đỏ, nhọt, mụn hay thủy đậu và các bệnh về tay chân miệng: Bài thuốc đơn giản dùng khoảng 15 – 30gr cây tầm bóp đem rửa sạch đã phơi khô. Hoặc dùng khoảng 100gr tầm bóp tươi đem sắc uống đều trong ngày. Kiên trì từ 5 ngày đến 1 tuần.
- Điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa: Dùng cây hoặc lá tầm bóp tươi đem giã nát rồi vắt lấy nước uống hàng ngày, tận dụng bã đã giã ra đem đắp lên vị trí nốt mụn nhọt giúp kháng viêm và làm dịu vết mụn sưng đỏ
- Trị nhọt ở núm vú, đinh độc: Sử dụng khoảng 80gr cây tầm bóp tươi đem rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống, bã thì dùng để đắp lên đầu vú hỗ trợ kháng viêm, tiêu sưng hoặc nấu nước rửa vết mụn đau hàng ngày.
- Điều trị ho khan, đau họng, ho có đờm: dùng khoảng 60g cây tầm bóp tươi hoặc 30g đối với cây khô, 15g củ mạch môn khô. Tất cả đem đun nước dùng để uống hàng ngày
- Trị đái tháo đường, tiểu đường: dùng khoảng 30g rễ cây tầm bóp tươi nấu lên cùng với tim lợn đã ngâm sữa tươi giải độc tố và chu sa, cách 1 ngày dùng 1 lần. Mỗi lần dùng từ 5 ngày đến 1 tuần.
- Điều trị các bệnh da liễu như tay chân miệng, nổi ban đỏ ngoài da, bệnh thủy đậu: Chuẩn bị 50 – 100g tầm bóp tươi ( tương đương 15 – 30g cây khô ). Sắc thuốc lấy nước đặc uống cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
- Hỗ trợ điều trị các loại ung thư phổi, ruột, gan, cổ tử cung, vòm họng, mũi: Chuẩn bị 30g cây tầm bóp khô, 40g cây bách giải. Cho 2 nguyên liệu trên vào ấm sắc cùng 1,5 lít nước. Khi nước sôi vặn nhỏ lửa cho đến khi cạn còn 700ml thì ngưng. Chia ra uống 2 hoặc 3 lần trong ngày.
- Cải thiện hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật: Chuẩn bị lá và đọt non cây tầm bóp tươi. Nấu canh hoặc luộc ăn thay rau trong bữa chính. Mỗi tuần ăn 2 -3 lần để nâng cao thể trạng, góp phần ngăn ngừa ung thư, tiểu đường và các bệnh lý khác.
Đọc ngay: Tỏi Đen chữa tiểu đường, mỡ máu, tăng cường miễn dịch và nhiều công dụng khác
Cây tầm bóp có mấy loại và dễ nhầm với cây lu lu (có độc)
Vị giá trị trong y dược học mà tầm bóp đang được tìm hiểu và kiếm tìm khá nhiều. Và mối quan tâm thật giả, những loại cây tương tự có bao nhiêu loại là câu hỏi thường đặt ra nhất. Trong dân gian, dúng là có một loại cây khá giống về diện mạo cũng như tên gọi là lu lu đực.
Lu lu được mô tả khá giống với tầm bóp nên nếu chưa thấy tận mắt dễ bị nhầm lẫn. Lu lu là một loại thận thảo cao khoảng 0,5-0,8m. Thân cây cũng sẻ cành ra nhiều cạnh, lá mọc đơn hình bầu dục hay hình trứng rộng khoảng 3cm, dài khoảng 15cm. Đây là những đặc điểm giống với tầm bóp.
Hoa thường mọc thành chùm và mọc ra từ nách lá. Quả hình cầu cũng mọc thành chùm khi chín có màu đen và hình cầu. Và theo GSTS.Đỗ Tất Lợi cho biết, lu lu nó mọc hoang dại khắp nơi như tầm bóp, tuy nhiên toàn bộ cây Lu lu đực đều có chứa hoạt chất độc dược là Solanin.
Chia sẻ: Gạo lứt giảm cân, ngừa ung thư, tim mạch, tiểu đường, giải độc gan ,..
Cây lu lu đực được phân tích có vị đắng, hơi ngọt, tính hàn, có độc. Sử dụng với liều lượng vừa đủ và với biết cách sử dụng vẫn có thể giải nhiệt, lợi tiết niệu. Ngoài ra vì có chứa các hoạt chất alkaloid như: solasonine Steroid, solanine, chaconine, solamargine nên thường phân vào loại độc dược, nhất là ở quả lu lu non
Tuy nhiên, những hoạt chất này khá ít với có hàm lượng rất nhỏ nên không thể gây chết người như lá ngón…. Tuy nhiên có thể để lại biến chứng nguy hiểm. Nhưng có một số nơi vẫn dùng ngọn làm rau ăn nhưng cần luộc chín qua nước sôi để phân hủy chất độc ở nhiệt độ cao.
Nhiều người cứ nghĩ sử dụng lu lu như cây tầm bóp và dùng trái chín để ăn. Tuy nhiên, ở quả lu lu xanh có nhiều độc tố solanin hơn cả nên cần phải lưu ý. Nếu ăn phải quả lu lu xanh, non với một lượng lớn thì khoảng sau 6-12 tiếng có thể xảy ra các hiện tượng ngấm độc gây sốt, choáng, nôn mửa, tiêu chảy, mồ hôi ra nhiều, rối loạn hô hấp và mê man ở thể nặng.
Cây tầm bóp là dược liệu tự nhiên lành tính nhưng dùng lâu dài cũng không tốt. Trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc và dùng đúng liều được khuyến cáo mà không nên tự ý sử dụng tại nhà. Nếu trong quá trình điều trị bạn thấy cơ thể có các biểu hiện xấu như nổi mẩn ngứa, tức ngực, khó thở, buồn nôn… thì nên ngưng uống ngay và liên hệ đến bác sĩ ngay.
Nguồn: https://binhngamruouhanquoc.com/