Cây đương quy hay vân quy luôn được cho là vị thuốc không thể thiếu trong bài thuốc chữa các loại bệnh về phụ khoa, da, kinh nguyệt với thành phần khám viêm, khuẩn hiệu quả. Ngoài ra, nó là một dạng sâm bổ đang được nghiên cứu và tìm kiếm rất nhiều.
Mô tả đương quy
Đương quy còn được gọi là tần quy có tên khoa học là Radix Angelicae Sinensis, và được tìm thấy, sử dụng đầu tiên tại Trung Quốc, sau đó nhập khẩu và lan truyền đi các nước lân cận. Hiện nay tại Việt Nam đang trồng và nhân giống khá nhiều.
Thảo dược này thường có dạng thân cây nhỏ, cao chừng khoảng từ 50 đến 80cm. Mép lá có răng cưa nhỏ. Lá xẻ lông chim hình mác dài với cuống lá khá ngắn và đôi khi không cuống. Lá có dạng trơn nhẵn bóng ở mặt trên, hơi nhạt xanh ở mặt dưới.
Hoa đương quy khá nhỏ và trông khá đẹp mắt, hoa có màu trắng lông mọc thành cụm trên cuống hoa dài màu xanh, hòa hình tán kép từ khoảng 30-40 bông. Mọc kết với nhau tạo thành hình cầu hoặc bán cầu. Quả đương quy có hình dáng bên ngoài dạng rìa màu tím hơi nhạt, cây thường ra hoa vào cuối mùa hè, khoảng cuối tháng 7. Loại cây này thường chỉ mọc, sinh sống và phát triển tốt ở các vùng đồi núi, ở những nơi có khí hậu ẩm.
Thường được phát hiện tại một số tỉnh vùng cao như Cam Túc, Tứ Xuyên, Vân Nam. Ở Việt Nam thường được trồng và tìm thấy tại các vùng cao, vùng núi như Tây Nguyên, Lâm Đồng, Hòa Bình, Lai Châu… Đương quy thường chỉ dùng thân và cành, được thu hái về rửa sạch, loại bỏ lá, thái nhỏ phơi khô và trước khi sử dụng thường được sao vàng. Theo Đông Y thì đương quy có tính ngọt, cay, ấm nên dùng để bổ huyết, chữa kinh nguyệt, bổ huyết… Ngoài ra còn chữa thấp khớp, đau nhức xương.
Cây đương quy thường được gieo trồng vào mùa thu hằng năm. Người ta dự trữ hạt từ hoa sau đó đem gieo trồng. Cuối đông bắt đầu bứng cây giống cho ra trồng tại đất canh tác. Thường, họ sẽ dự trữ cây trong hố tới mùa xuân để cho phát triển. Thường cây được thu hoạch vào năm 3 sau khi dùng thân, rễ cành và bỏ hoa, lá. Khi phơi cần tránh ánh nắng trực tiếp hoặc sấy ở nhiệt độ vừa và nhỏ.
Thông tin: Tam Thất Và Mật Ong tiêu viêm, khử độc, tăng cường miễn dịch, trị suy nhược.
Tác dụng dược lý của cây đương quy
Thành phần của cây đương quy:
Rễ đương quy có hàm lượng tinh dầu chiếm đến 0,26%. Đây cũng là thành phần chính quyết định tác dụng của đương quy. Bên cạnh tinh dầu, rễ đương quy còn có các hợp chất khác như courmarin, sacharid, axit amin, sterol… Ngoài ra, cây đương quy còn có chứa nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe chẳng hạn như vitamin B12.
- Giúp ức chế sự kết tập tiểu cầu, điều trị huyết khối não và điều trị viêm tắc tĩnh mạch huyết khối, hỗ trợ tăng cường tuần hoàn não.
- Giúp chống viêm ở giai đoạn cấp và mãn tính.
- Hỗ trợ tăng sức đề kháng do kích thích vào hệ thống miễn dịch, hoạt hóa lympho bào B và T và làm tăng sinh các kháng thể.
- Có tác dụng trấn tĩnh và điều hòa kinh nguyệt, trị rối loạn do ngẽn kinh hay rong kinh.
- Hỗ trợ góp phần giúp giải nhiệt cơ thể, tốt cho tiêu hóa, nhuận tràng và trị táo bón.
Cây đương quy thu hoạch về sẽ được cắt bỏ phần lá, giữ lại phần rễ, phơi khô hoặc sao khô để sử dụng. Có 3 cách chế biến đương quy:
- Quy đầu: lấy một phần về phía đầu.
- Quy thân: bỏ đầu và đuôi.
Quy vĩ: lấy phần rễ và nhánh. - Rễ đương quy thường được thu hoạch vào mùa thu bởi đây là lúc rễ chứa nhiều hoạt chất nhất. Sau khi thu hoạch, rễ đương quy sẽ được xông khói với khí sulfur và cắt thành lát mỏng.
Đọc ngay: Cây đinh lăng tăng cường sức khỏe, trí nhớ, suy nhược, ốm yếu.
Công dụng của đương quy trong chữa bệnh
- Đương quy thường được dùng đối với người có tiền sử huyết áp thấp, hay hoa mắt chóng mặt, thiếu máu, da dẻ xanh xao, người hay mệt mỏi và đau đầu, thiếu ngủ, ăn uống không ngon. Đặc biệt tốt với tác dụng kháng viêm, lành vết thương nhanh, bổ huyết đối với phụ nữ sau sinh.
- Cây đương quy thường được chiết xuất lấy tinh dầu, loại này thường được dùng để hạ nhẹ huyết áp, những thành phần còn lại giúp làm co trơn thành mạch máu khiếp huyết áp tăng lên giúp ổn định.
Theo nghiên cứu thì trong đương quy có chứa hợp chất ligustulid, hoạt chất này giúp tăng tuần hoàn máu và một số chất hỗ trợ hạn chế xuất hiện tình trạng đột quỵ do thiếu máu não cục bộ cấp tính, tắc ngẽn máu não, acid hữu cơ ferulic có tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu.
Mời đọc: Cây ngải đen chữa chậm ăn, tăng cường miễn dịch, nôn ói, đầy bụng, viêm gan
- Đương quy giúp hỗ trợ điều trị táo bón, phong tê thấp, đau nhức xương. Rễ đương quy giúp bổ máu, tốt cho hoạt huyết và khi kết hợp với rượu rất tốt cho người thiếu máu, giúp bổ máu.
- Theo y học thì các hoạt chất trong đương quy giúp làm dịu tình trạng co thắt tử cung, làm giảm đau bụng kinh khi tới tháng kinh nguyệt ở phụ nữ. Thường được dùng trước ngày kinh khoảng 1 tuần, mỗi lần khoảng 10g chia làm 2 lần uống. Uống liên tục cho hết kỳ kinh.
- Chữa chảy máu cam bằng cách dùng đương quy đem sao vàng sau đó tán bột mỗi ngày dùng 4g sử dụng từ 2-3 lần/ngày.
- Chữa thiếu máu, mất ngủ, ăn uống không ngon, ngủ không sâu giấc, rối loạn tuần hoàn não. Sử dụng bài thuốc với khoảng 100g đương quy, 40g viễn chí, 40g cương bồ, 60g táo nhân, 60g ngũ vị, 80g khởi tử, 40g đởm tỉnh, 40g thiên trúc hoàng, 40g long cốt, 60g ích trí nhân, 40g chu sa, 80g hồ đào nhục.
Tất cả vị thuốc trên đem sao vàng rồi tán nhỏ thành bột rồi vo tròn cùng với mật ong, viên thành từng viên khoảng 4g nhỏ. Ngày uống 1 viên/3 lần trong vòng 15-20 ngày một liệu trình để có tiến triển.
- Điều trị và hỗ trợ chữa trong các trường hợp chân tay co rút. can huyết hư, đau đầu, u tai, hoa mắt. Bài thuốc dùng khoảng 12g đương quy nhân, 12g bắc sa sâm, 8g mạch môn, 8g sinh địa, 12g kỷ tử, 4g xuyên luyện tất cả đem sắc lấy nước uống chia 3 lần trong ngày.
Tham khảo: Cây Lạc Tiên chữa mất ngủ, ổn định thần kinh, mệt mỏi, tim mạch.
Lưu ý liều lượng thường được dùng trong ngày của đương quy chỉ từ khoảng 5 – 15g đương quy một ngày. Dù là rất tốt cho sức khỏe nhưng còn tùy thuộc vào cơ địa, thể trạng, bệnh tình của người bệnh và cần hỏi thăm ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng.
Đặc biệt đương quy thường được dùng trong các bài thuốc trị bệnh thấp khớp như:
- Dùng khoảng 50g đương quy, 12g hồng hoa, 20g đào nhân, 50g xuyên khung, 20g thảo ô, 50g hạt tiêu rất cả đem ngâm với 1 lít rượu trắng trên 40 độ. Sau 3 ngày dùng để thoa bóp các khớp ngày 2-3 lần và trước khi đi ngủ.
- Dùng 15g đương quy, 15g quế chi, 15g độc hoạt, 15g khương hoạt, 15g tần giao, 15g dây đau xương, 15g nhũ hương, 15g một dược, 30g tang chi tất cả đem tán mịn sau đó ngâm với khoảng 1,5 lít rượu nếp dùng để thoa bên ngoài các khớp xương xưng đau, tuyệt đối 2 phương pháp trên chỉ xoa ngoài không được uống.
Cách làm rượu đương quy
Rượu đương quy là loại đồ uống rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những người bị huyết áp thấp. Nếu bạn kiên trì dùng một thời gian, huyết áp sẽ trở về trạng thái ổn định. Bạn cần chuẩn bị: 12g đương quy, 12g xuyên khung, 12g thục địa, 8g bạch thược, 8g đảng sâm, 8g hoàng kỳ, 8g phục linh, 8g cam thảo. Cách làm đương quy ngâm rượu: lấy 5 thang thuốc với thành phần như trên ngâm với 1 lít rượu trắng. Ngâm trong thời gian 10 ngày là có thể sử dụng được. Mỗi ngày bạn uống 2 chén nhỏ vào buổi sáng và buổi tối.
Lưu ý khi sử dụng cây đương quy có thể một số tác dụng phụ bao gồm:
- Huyết áp thấp
- Chán ăn, đầy hơi, co thắt đường tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa
- Kích ứng da, rối loạn cương dương
- Nhạy cảm với ánh sáng, có nguy cơ nhiễm độc hoặc viêm da khi tiếp xúc với ánh sáng.
Tìm hiểu: Bột Chùm Ngây giải độc gan, suy nhược, chống lão hóa, ung thư, u sơ tuyến tiền liệt
Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về cách dùng đương quy dưới dạng rượu thuốc, chiết xuất hoặc khi dùng cây thuốc tươi. Không dùng vị thuốc này nếu bạn bị bệnh đái tháo đường, viêm loét hệ tiêu hóa hoặc có rối loạn về máu. Không tự ý dùng đương quy điều trị bệnh mà không thăm khám bác sĩ, chuyên gia.
Nguồn: https://binhngamruouhanquoc.com/