Hoa hòe chữa trĩ, rối loạn kinh nguyệt, chảy máu cam, huyết áp thấp, đau dạ dày

Hoa hòe

Hoa hòe hay hòe mễ là một loại thuộc dạng cây thân gỗ thường cho ra hoa như các loại phượng, muồng… Người xưa vẫn thường dùng hoa hòe phơi khô làm trà pha uống rất thơm, ngon và cải thiện giấc ngủ, ăn ngon và chữa nhiều loại bệnh. Trước đây, hoa hòe thường được tu hoạch hạt và dùng làm nước uống thay trà xanh như hiện nay rất tốt và không gây nên tác dụng phụ. Ngoài ra, còn nhiều công dụng khác bạn nên thảm khảo trong điều trị bệnh từ hoa hòe.

Mô tả cây hoa hòe

cây hoa hòe
cây hoa hòe

Hoa hòe là một loại cây thuốc nam quý khá cao và lớn với độ cao có thể lên tới 10m thậm chí là 20-25m. Cây có dạng thân gỗ và phân nhánh, thân cây có màu trắng phấn sẫm không lông. Phân nhánh nhỏ màu xanh lục không lông và hoa mọc ở đầu cành. Lá hoa hòe khá giống lá me, lá phượng… thuộc dạng lông chim mọc so le và có chiều dài tán khoảng 25cm và lá chét có từ 7-15 chét phiến hình trứng dẹt dài khoảng 3-6cm, mép thuôn không răng cưa và mặt trên có phấn trắng.

Hoa hòe có dạng mọc chùm ở ngọn hay đầu cành dài khoảng dưới 30cm và có màu trắng xanh, quả dạng nan đậu ở giữa có chứa hạt, chủng từ 5-6 hạt màu đen. Cây này trước kia thường mọc hoang ở các vùng đồi núi. Sau đó được sử dụng phương pháp chiết cành để nhân giống ra khắp nước.

Hoa hòe thường được thu hoạch vào mùa hè, khi hoa ra nụ và sắp nở. Lúc nụ còn mới là thời điểm thu hoạch tốt nhất sau đó đem rửa sạch phơi khô hoặc sấy và bảo quản. Loại hoa đạt tiêu chuẩn phải là loại sắp nở và còn nguyên, không tách rời hay nát, có màu vàng nhẹ. Nếu thu hoạch quả thì thường trước hoặc sáu tiết Đông.

Mô tả dược liệu và bào chế

hoa hòe là một loại thuốc quý
hoa hòe là một loại thuốc quý

Hoa hòe là một vị thuốc quý, hay là loại trà thượng phẩm từ thời xa xưa được tinh chế và bảo quản rất kỹ. Hoa hòe khô có hình hạt hay hình viên nhỏ ở phần cuống, hơi cong, đài hoa hình chuông có màu vàng. Mút búp chia làm 5 khe. Đối với cánh hoa chưa lớn kịp thì khi thành phẩm có hình trứng, mang màu vàng hơi đỏ, dài khoảng 10mm và có vị hơi lạ hơn một chút. Hoa hòe tốt nhất là loại nụ có màu vàng óng, không cháy, không cuống, không tạp chất.

Tìm hiểu: Giảo Cổ Lam ổn định huyết áp, sơ vữa động mạch, tiểu đường, ung thư, tim mạch

Hoa hòe còn búp, chưa nở hẳn là loại dùng tốt nhất, để tăng mùi, dậy vị thì nên sao vàng rồi đem pha nước uống sẽ thơm và ngon hơn. Trong đông y, họ thường hái hoa còn nụ đem sấy khô hay sao vàng rồi cho vào nồi đất tồn tính 7/10. Hoàn tán được dùng bằng cách bỏ cành lá sau đó lấy nụ hoa hòe cho vào thuốc sắc uống, hay hoa hòe đem sao cho cháy thành than rồi tán bột. Hòe Hoa Sao được điều chế bằng cách lấy hoa hòe cho vào nồi sao vàng để nguội.

Hòe hoa thán thì được điều chế bằng cách dùng hoa hòe đun lửa mạnh và sao cho đến khi cháy đen rồi phun nước ẩm đem phơi khô. Cũng có thể hãm hạt hoa hòe với một số loại thảo dược khác uống rất tốt, giải nhiệt cơ thể và cải thiện ăn uống, ngủ nghỉ.

Thành phần

Trong hoa hòe có chứa rutin là một loại vitamin P có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mạch máu. Rutin trong hoa hòe giúp ổn định và hạ huyết áp, phòng ngừa tai biến mạch máu não, rất tốt cho sức khỏe. Người ta thường dùng nụ hoa hòe để làm thuốc. Hàm lượng rutin chứa trong nụ hoa rất cao (6-30% rutin). Hoa đã nở sẽ chứa hàm lượng rutin thấp hơn nên chất lượng dược liệu cũng giảm. Sau khi thu hoạch nụ hoa, người ta tiến hành phơi khô hoặc sấy khô. Nụ hoa hòe khô có mùi thơm rất nhẹ nhàng, dễ chịu.

Thông tin: Lá Sen chữa bệnh tim mạch, huyết áp cao, sơ vữa động mạch, mỡ trong máu.

Công dụng của hoa hòe đối với đời sống

công dụng của hoa hòe
công dụng của hoa hòe

Chữa đi ngoài ra máu, đau rát:

  • Dùng 15g hoa, quả hòe và hoạt thạch, 12g sinh địa, 12g kim ngân hoa, 12g đương quy, 10g hoàng cầm, 10g hoàng liên, 10g hoàng bá, 6g thăng ma,6g  sài hồ, 6g chỉ xác, 3g cam thảo. Tất cả đem sắc uống.

Nếu tình trạng chảy máu nhiều hơn thì có thể thêm 10g kinh giới, 15g địa du, 15g trắc bá diệp. Nếu người suy yếu, suy nhược thì thêm 15g đẳng sâm, 15g hoàng kỳ, 15g hoài sơn. Người mắc bệnh thiếu máu thì có thể thêm 15g hoàng kỳ và 12g thục địa.

  • Dùng 15g hoa hòe nấu cùng 30g chi tử bột chia làm 3 lần uống trong ngày mỗi lần khoảng 6g.
  • Dùng mỗi thứ một lượng bằng nhau gồm hoa hòe, kinh giới tuệ và chỉ xác, trắc bá diệp đem đi sấy khô rồi tán bột. Chia ra mỗi lần uống khoảng 6g cùng với nước cơm.
  • Dùng 60g hoa hòe 60g, 45g địa du, 45g thương truật, 30g cam thảo tất cả đem sao thơm tán bột, mỗi lần dùng khoảng 6g chia làm 2 lần uống.

Viêm loét dạ dày, tá tràng:

hoa hòe chữa dạ dày
hoa hòe chữa dạ dày

Bài thuốc dùng khoảng 15g hoa hòe, 15g kim ngân hoa đem sắc với 2 bát rượu nếp uống với mục đích cho thoát mồ hôi. Đối với những vùng da bị loét, bị tổn thương cần dùng khoảng 60g hoa hòe sắc nước đặc rồi dùng bông bôi lên vết thương nhiều lần. Hoa hòe có tính hơi lạnh  nên người bị yếu bụng, hay lạnh bụng, kém ăn, đại tiện phân lỏng không nên dùng loại hoa hòe này mà thay vào đó nên dùng thảo dược mang tính ấm.

Mời đọc: Thầu dầu tía chữa bệnh trĩ ngoại, đau nhức xương khớp, chữa sinh khó

Tiểu tiện ra máu, buốt rát:

tiểu ra máu
tiểu ra máu

Dùng 30g hoa hòe đen sao vàng và tán bột mỗi lần dùng khoảng 6g để uống. Bên cạnh đó nên ăn uống hạn chế chất đường, nóng vì rất có thể bệnh liên quan đến sỏi thận, cần đi siêu âm và chuẩn đoán tình trạng bệnh.

Điều trị rối loạn kinh nguyệt, khí hư, băng huyết:

kinh nguyệt bất thường
kinh nguyệt bất thường

Dùng khoảng 30g hoa hòe, 15g bách thảo sương đem sao vàng tán bột, chia mỗi lần uống khoảng 10g với rượu ấm để ổn định kinh nguyệt. Đối với khí hư hay đông y gọi là bạch đới người ta thường dùng hoa hòe sao vàng cùng mẫu lệ tỷ lên bằng nhau đem tán bột dùng 9g mỗi lần để uống cùng rượu ấm.

Tìm hiểu: Cây mực điều trị suy thận, thận hư, chữa trĩ, gai cột sống, chảy máu chân răng

Chảy máu cam:

Hoa hòe có tính hàn nên điều trị tốt chảy máu cam do nhiệt dùng hoa hòe cùng ô tặc tỷ lệ bằng nhau đem sao vàng một nửa, còn 1 nửa để nguyên tất cả đem tán bột sau đó thổi vào mũi.

Hỗ trợ tăng huyết áp:

  • Người mắc bệnh huyết áp cao rất nguy hiểm nên cần sử dụng các bài thuốc giúp ổn định để tránh di chứng đột quỵ, tăng xông, tắc nghẽn mạch máu. Bài thuốc từ hoa hòe dùng khoảng 25f cùng tang ký 25g, 20g hạ khô thảo, 20g cúc hoa, 20g thảo quyết minh, 15g xuyên khung, 15g địa long tất cả đem sắc uống. 
  • Nếu người bị bệnh cao huyết áp có tình trạng mất ngủ thì có thể thêm táo nhân 15g, 25g dạo giao đằng. Thêm 20g đan sâm, 25g quả lâu nhân nếu có tình trạng đau tức ngực. Đối với di chứng tai biến mạch não sắc cùng 25g ngưu bàng tử 25g, 30g câu đằng.
  • Mắc chứng xơ vữa động mạch thêm 20g trạch tả 20g. Mắc chứng hồi hộp kèm theo mất ngủ thì thêm 15g toan táo nhân. Thêm 30g sơn tra nếu có triệu chứng tê tay chân, tiểu đêm tiểu dắt thêm 10g sơn thù, 15g nhục dung.

Cách pha trà hoa hòe

Cho vào ấm 20 – 30g hoa hòe khô, sau đó rót 300ml nước vừa đun sôi vào, đợi khoảng 3 – 5 phút. Sau khi hoa hòe ngấm nước chìm xuống là có thể dùng được. Nếu hoa hòe chưa chìm xuống là do bạn dùng nước chưa thật sôi. Ngoài ra, cũng có thể cho hoa hòe vào ấm đổ nước và đun sôi trong vòng 1 – 2 phút.

Đọc ngay: Cây vông nem chữa mất ngủ, đau nhức xương khớp, kinh nguyệt không đều, bệnh trĩ.

Dù hoa hòe rất tốt nhưng có tính hơi lạnh nên những người tì vị hư hàn (hay đau bụng do lạnh, chậm tiêu) không được dùng vị thuốc này. Nếu cần dùng thì phải phối hợp với các dược liệu khác có tính ấm nóng. Nên tìm đến những lương y có tay nghề cao để được tư vấn và có được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Nguồn: https://binhngamruouhanquoc.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger