Sâm Ngọc Linh trồng trên giấy đang là vụ việc gây sốt bởi không ai tin quốc bảo Việt Nam với nhiều chế tài bảo vệ lại có thể bị đem ra lợi dụng như vậy. Trên thị trường, thật giả giả thật ra sao, người tiêu dùng rất cần những thông tin cụ thể để củng cố lòng tin.
Phân tích chiêu bài “sâm Ngọc Linh trồng trên giấy” gây xôn xao dư luận:
Sâm Ngọc Linh trồng trên giấy là cụm từ được nhắc đến nhiều ngày qua, dùng để chỉ những dự án không có thật, chỉ gắn mác quốc bảo sâm Việt để tăng độ tin cậy, lôi kéo nguồn vốn.
Điểm chung của những “dự án ma” này đó là những lời giới thiệu vô cùng ấn tượng từ vườn sâm hàng trăm nghìn gốc, sản lượng cao vút, sản phẩm bao bì đẹp mắt, sự kiện rình ràng. Tuy nhiên, đằng sau những vườn sâm Ngọc Linh trồng trên giấy này rốt cuộc cũng chỉ là… bánh vẽ.
Năm 2018, do sâm Ngọc Linh chính thức được đưa vào đề án phát triển sản phẩm cấp quốc gia của chính phủ, nguồn ngân sách rót về 2 tỉnh sở hữu vườn sâm gốc – Quảng Nam và Kon Tum, là không hề nhỏ.
Các bộ ngành địa phương cũng gấp rút triển khai những chính sách nhằm hỗ trợ cho các nhà vườn, người nông dân, mở cửa cho doanh nghiệp cùng chung tay đưa sâm Việt Nam lên một tầm mới. Các tổ chức, cá nhân hám lợi đã vin vào kẽ hở chính sách để đánh lận con đen làm mờ mắt nhà đầu tư.
Sau khi dư luận bất bình, truyền thông lên tiếng, cơ quan chức năng cuối cùng đã vào cuộc làm rõ trắng đen. Kết quả, có những sai phạm thật, nhưng cũng có những “án oan” bị chụp mũ do hiểu lầm về mô hình kinh doanh.
Trong khi kẻ làm sai bị xử phạt, không chỉ những doanh nghiệp họa vô đơn chí dính vào lùm xùm bị ảnh hưởng, mà cả ngành dược liệu cũng lâm vào thế bí do người tiêu dùng bắt đầu có cái nhìn tiêu cực.
Xem thêm: Sự thật về tác dụng của Sâm bố chính.
Phân biệt sâm Ngọc Linh trồng trên giấy với những vườn trồng sâm liên kết
Như đã điểm qua, một số mô hình kinh doanh mặc dù hợp pháp, nhưng lại mắc lỗi truyền thông chưa rõ ràng, không may dính phải nghi án “sâm Ngọc Linh trồng trên giấy”. Mô hình phổ biến dễ gây hiểu lầm nhất mà bài viết này muốn nhắc đến đó là các vườn sâm hợp tác liên kết. Làm thế nào để phân biệt, có lẽ chưa nhiều bạn đọc biết.
“Sâm Ngọc Linh trồng trên giấy” là cách ví von cho chuyện không tồn tại dự án thật, thậm chí không liên kết trồng sâm với nông dân, mà chỉ thu mua nhỏ lẻ nhằm mục đích qua mặt cơ quan nhà nước. Không có nguồn nguyên liệu, nên sản phẩm sâm chế biến cũng chẳng ai hay đến từ đâu, đặt ra câu hỏi lớn cho vấn đề chất lượng. Thậm chí, nhiều người quả quyết họ tuồn sâm giả để lừa các khách hàng thiếu kinh nghiệm.
Ngược lại, liên kết hợp tác là mô hình kinh doanh được nhà nước công nhận, bao gồm 2 bên đối tác cùng bắt tay tận dụng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất sẵn có của nhau để hướng tới mục tiêu Win – Win. Khi xúc tiến kinh doanh, một bên sẽ đứng ra pháp nhân theo thỏa thuận, lợi nhuận chia theo đóng góp, có hợp đồng pháp lý đàng hoàng.
Ví dụ điển hình để bạn đọc dễ hình dung, trên thị trường dược liệu Việt Nam, Công ty Cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh (MHG) là doanh nghiệp thường xuyên áp dụng mô hình này. Hiện tại, MHG đang sở hữu 2 vườn sâm liên kết tại Nam Trà My, Quảng Nam đã thành công trồng hàng chục nghìn gốc sâm Ngọc Linh. Tại Măng Đen, Kon Plông, Kon Tum, MHG vừa triển khai dự án MHG Farm kết hợp giữa khu du lịch sinh thái với vườn dược liệu trồng, bảo tồn giống sâm Ngọc Linh.
Cũng là nạn nhân bị mang tiếng oan từ vụ “sâm Ngọc Linh trồng trên giấy”, vừa qua, đại diện MHG đã phải đứng ra phản hồi nhằm lấy lại uy tín cho công ty. Cụ thể, trả lời cho việc tại Quảng Nam hay Kon Tum, người ta không hề biết đến tên MHG, nguyên nhân là do thiếu thông tin tới sở ban ngành địa phương.
Ở Quảng Nam, vườn sâm liên kết hoàn toàn đứng tên đối tác, MHG đầu tư vào nhà vườn, công nghệ, chi phí cây giống. Với dự án tại Kon Tum, MHG mua lại hợp tác xã Tuyết Sơn Kon Plông để xúc tiến dự án. Mặc dù đã thay toàn bộ nhân sự HTX bằng người của MHG, pháp nhân dự án vẫn là HTX Tuyết Sơn.
Có lỗi khi làm dự án quy mô mà thiếu sát sao trong việc báo cáo về việc hợp tác với lãnh đạo tỉnh, nhưng nói MHG mang sâm Ngọc Linh trồng trên giấy là sai sự thật. Qua chuyện này, dư luận được cảnh tỉnh vì những bất bình quá đà đôi khi sẽ khiến những dự án chân chính, doanh nghiệp tâm huyết nhận hệ lụy, chưa kịp lớn đã bị vùi dập.
Tìm hiểu: Sâm tố nữ – Loài sâm khiến chị em “say đắm”
Đặt niềm tin vào đâu sau cú sốc sâm Ngọc Linh trồng trên giấy?
Sau khi “sâm Ngọc Linh trồng trên giấy” phanh phui, người tiêu dùng nhìn đâu cũng thấy lo lắng. Biết đâu gặp phải dự án ảo? Sâm Ngọc Linh trên thị trường bao nhiêu phần trăm rõ nguồn gốc? Đơn vị nào cam kết làm thật?
Đứng trước những phân vân này, MHG gấp rút đẩy mạnh các dự án của mình, công khai pháp lý nhằm trấn an nhà đầu tư và khách hàng. Các vườn sâm tiêu chuẩn quốc tế tại Quảng Nam đã có kế hoạch giai đoạn 2 và 3, tại Kon Tum đang dần thành hình.
Với công nghệ chế biến nhập khẩu, quản lý nông nghiệp thông minh 4.0 đảm bảo từng gốc sâm tại vườn cho đến từng sản phẩm tới tay người dùng, MHG đang nhanh chóng lấy lại niềm tin với khách hàng.
Tham khảo: Sâm Đá có phải là thần dược cho sinh lý?
Năm 2022, một điều may mắn là chính sách tỉnh cho sâm Ngọc Linh vẫn mở rộng nhưng pháp lý đã siết chặt. Các doanh nghiệp chân chính cần tận dụng thời cơ này để phát triển hết mình, nâng cao vị thế quốc bảo sâm Việt Nam, chặn đứng vấn nạn sâm Ngọc Linh trồng trên giấy từ đây.
Qua những thông tin trên, một lần nữa mong nhà đầu tư và khách hàng tỉnh táo chọn mặt gửi vàng đúng thương hiệu tin cậy. Nếu cần tư vấn, Sâm Ngọc Linh MHG vẫn luôn là địa chỉ được tin yêu với chứng nhận ISO 22000:2018 và 15 showroom trên toàn quốc.
Liên hệ để được hỗ trợ tìm hiểu về sâm tươi, các dòng sản phẩm chế biến từ sâm của Sâm Ngọc Linh MHG tại địa chỉ website chính thức: https://samngoclinhmhg.com/.
Theo dõi Từ Điển Cây Thuốc – Nơi bạn có thể tra cứu các loại cây tại website để có những kiến thức sâu sắc.