Thiếu máu là chứng bệnh không quá rõ ràng và quá nguy hiểm nên ít ai để ý và điều trị. Người bệnh thường sẽ cảm thấy luôn mệt mỏi và chóng mặt, nếu nguy hiểm hơn một chút dễ gây suy nhược và té ngã mất kiểm soát. Vậy ăn gì bổ máu là câu hỏi của nhiều người ?
Vậy thiếu máu là gì?
Tình trạng thiếu máu là một trạng thái bệnh lý xảy ra khi cơ thể không thể cung cấp đủ lượng hồng cầu. Điều này là nguyên nhân chính yếu gây thiếu máu, mất máu do sự phá hủy của các tế bào hồng cầu. Hay cơ thể không có khả năng tái tạo sản sinh tế bào hồng cầu.
Có nhiều loại bệnh thiếu máu. Loại phổ biến nhất là thiếu máu do thiếu sắt. Các tế bào hồng cầu chứa một loại protein có lên là hemoglobin. Hemoglobin chứa đầy sắt, vậy nên nếu không có đủ chất sắt, cơ thể bạn sẽ không thể tạo ra hemoglobin, từ đó sẽ dẫn đến thiếu máu giàu oxy.
Xem thêm: Hoa mắt chóng mặt nguyên nhân vì sao và cách điều trị
Ngoài ra thiếu máu còn do những nguyên nhân tác động bên ngoài và chủ yếu là ở khẩu phần ăn uống không bổ sung đủ dinh dưỡng để sản sinh hồng cầu. Bên cạnh đó còn do bị thương, mổ, kinh nguyệt không đều… gây chảy máu kéo dài.
Khẩu phần ăn mỗi người nếu thiếu sắt có trong các loại thực vật, folat và vitamin B12, acid folic, vitamin C có trong trái cây hay thực phẩm, protein trong thịt, nội tiết tố cũng ảnh hưởn đến việc làm giảm sinh tế bào hồng cầu.
Nguyên nhân sau cùng nghiêm trọng hơn là do mắc các bệnh mãn tính, các bệnh về xương tủy, ung thư nội tạng…, hồng cầu hoặc do thuốc men sử dụng trị bệnh gây ra.
Thông tin: Đương Quy tăng sức đề kháng, suy nhược, thiếu máu cải thiện sức khỏe
Hậu quả của thiếu máu lâu dài
Thiếu máu thường chỉ xuất hiện ở một số trường hợp nhất định nếu ở thể nhẹ. Thường làm người bệnh thấy đau đầu, chóng mặt và khó tập trung. Tuy nhiên, nếu xét về bệnh lý, việc kéo dài tình trạng thiếu máu dễ gây nên những chứng bệnh nguy hiểm như:
- Ảnh hưởng trí tuệ và trí nhớ: Thiếu máu lâu dài thường gây mất khả năng tập trung, đãng trí, dần dần ảnh hưởng đến năng suất lao động do trí nhớ giảm sút ảnh hưởng đến khả năng tư duy và nhận thức của não bộ cũng đều bị giảm.
Đối với việc thiếu máu do thiếu vitamin B12 có thể gây tổn hại đến thần kinh lớn và thậm chí ảnh hưởng đến khả năng nhận thức cũng như tinh thần, tâm thần.
Tìm hiểu: Rau Càng Cua chữa viêm họng, thiếu máu, đau lưng, táo bón, tiểu đường
- Mắc bệnh về tim mạch: việc thiếu máu sẽ nghiêm trọng khi tim không được cung cấp đủ máu hay không được cung cấp đủ oxy, điều này làm tim đập nhanh hơn để cung cấp đủ lượng máu gây co thắt tim và dễ gây suy tim.
Khi tim phải hoạt động với công suất lớn người bệnh sẽ có cảm giác thở mệt mỏi, khó thở, hoa mắt chóng mặt. Điều này lâu dài gây đau tim, suy nội tạng dễ dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim hay nặng hơn là tử vong.
- Nguy hiểm cho phụ nữ thai sản: Đối với phụ nữ có thai nếu bị thiếu máu sẽ rất nguy hiểm không những đối với thai nhi mà còn nguy hiểm đến mẹ. Việc thiếu máu làm thiếu chất dinh dưỡng đến thai nhi, nguy cơ đẻ non, suy dinh dưỡng bẩm sinh, và sức khỏe của mẹ và bé rất nguy hiểm và có thể gây băng huyết ở mẹ .
- Hậu quả lớn nhất khi thiếu máu nhiều và kéo dài dễ dẫn đến tử vong: Thiếu máu nhiều và kéo daaif rất nguy hiểm đến tính mạng nhất là khi rơi vào trạng thái bị tai nạn hay vô tình mất máu do bị thương sẽ rất nguy hiểm khi cơ thể không cầm cự dược.
Tìm hiểu: Cách tăng trí nhớ hiệu quả nhờ 2 phương pháp này
Những loại thực phẩm bổ máu, tăng cường sản sinh hồng cầu
Nhóm rau củ:
- Các loại rau xanh có màu đậm có chứa rất nhiều vitamin nhất là vitamin A, K, vitamin C và đặc biệt là sắt non có trong các loại cải như cải bó xôi, bông cải xanh, cải ngọt… Việc chế biến cần lưu ý để giữ nguyên hàm lượng vitamin trong rau mà không bị tiêu hao khi chế biến là xào hoặc hấp, ăn sống.
Việc luộc rau trong nhiều nước sẽ làm hòa tan vitamin vào trong nước và không thể giữ lại trọn bộ vitamin và chất sắt có trong rau. Rau khuyên dùng là: rau chân vịt, cải bó xôi, rau bồ công anh, cải cồng vồng, cải xoăn…
Các loại rau này chứa folate cao giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu và bổ sung máu do thiếu folate. Tuy vậy không nên lạm dụng do ở các loại rau màu đậm có chứa oxalat cao, là một hợp chất ngăn cản sự hấp thu nonheme của cơ thể.
Đọc ngay: Cây Lạc Tiên chữa mất ngủ, ổn định thần kinh, mệt mỏi, tim mạch
Ngoài ra vitamin C có trong các loại rau này còn giúp cơ thể tăng khả năng hấp thu sắt trong thực phẩm ở dạ dày.
- Bí đỏ, củ dền: trong hai loại củ này có chứa rất nhiều vitamin A bổ máu. Loại thực phẩm có chứa nhiều sắt và chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như các axit amin, kẽm, canxi, protein thực vật, carotene…
Đối với người có thể trạng gầy yếu, việc ăn nhiều bí ngô rất tốt bổ sung năng lượng và chất béo có lợi cho cơ thể, cung cấp năng lượng đầy đủ. Ngoài việc chế biến thức ăn thì làm sữa từ bí ngô để uống vừa ngon vừa bổ dưỡng bởi bí ngô có vị ngọt tự nhiên cũng như nước ép củ dền.
Nhóm trái cây:
- Nho: những người thiếu máu vẫn luôn được khuyên nên ăn nhiều nho bởi trong quả nho có chứa rất nhiều sắt bổ máu và thúc đẩy sản sinh tế bào hồng cầu. Bên cạnh đó còn bổ sung chất dinh dưỡng giúp bổ máu như canxi, các loại vitamin phốt pho. Còn có chứa các chất chống oxy hóa giúp thải độc tố trong cơ thể hiệu quả và đẹp da.
Xem ngay: 12 lưu ý khi sử dụng Trà Atiso hàng ngày và tác dụng trà atiso
Nhóm đậu, hạt: Các loại đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu tương, đậu đỏ… vốn rất tốt cho cơ thể với nhiều dinh dưỡng, giàu hàm lượng chất sắt giúp cải thiện tình trạng thiếu máu rất hiệu quả. Molypden có chứa trong các loại đậu không những nhiều mà còn là trung gian hấp thu chất sắt cực tốt.
Nhóm thịt, cá, trứng:
- Gan bò, gan heo, gan động vật nói chung chứa khá nhiều sắt tuy nhiên cần loại bỏ độc tố bằng cách ngâm vào sữa tươi không đường trước khi chế biến.
- Trứng gà, vịt chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như canxi, vitamin, protein, phốt pho, khoáng chất và đặc biệt là chứa hàm lượng chất sắt cao.
- Thịt, nhất là thịt bò rất bổ máu và hàm lượng dinh dưỡng cao. Ước tính trong 100gr thịt bò có chứa tới 3,1mg chất sắt cung cấp cho cơ thể.