Bệnh Alzheimer’s là một dạng thoái hóa của não dạng nguyên phát. Triệu chứng đầu tiên là hay quên và tiến triển dần thành mất một phần trí nhớ. Bệnh này đến nay vẫn chưa thể đưa ra chính xác nguyên nhân nhưng có thể kiểm soát nếu hiểu rõ.
Bệnh Alzheimer’s là gì?
Bệnh thường gặp ở người có độ tuổi cao trung bình 60 trở lên. Và mức độ bị sẽ càng cao hơn khi tuổi càng cao. Trạng thái suy giảm trí nhớ thường được biểu hiện khởi đầu như rối loạn trí nhớ, rối loạn trí tuệ, hoạt động và về cả ngôn ngữ.
Bệnh là một chứng não bộ bị lão hóa do một số nguyên nhân như thiếu máu não trong thời gian dài không được cấp đầu đủ và kịp thời, do sử dụng thuốc, xơ vữa động mạch cảnh, hay các mảng xơ vữa bị trôi lên bề mặt não bộ, các chấn thương ngoại ban.
Xem thêm: Cách tăng trí nhớ hiệu quả nhờ 2 phương pháp này
Trên thế giới bệnh Alzheimer xuất hiện từ khá lâu vào đầu những năm của thế kỷ 20. Bệnh lý này thực sự khá nguy hiểm về tinh thần người bệnh cũng như người thân. Thậm chí sẽ kéo người bệnh và người thân rơi vào tình trạng tâm lý khủng hoảng và trầm cảm .
Tuy theo ghi nhận bệnh chỉ thường gặp phải ở người lớn tuổi nhưng theo ghi nhận gần đây bệnh đang phát triển và gặp phổ biến hơn ở người trẻ tuổi do áp lực công việc, cuộc sống và yếu tố khách quan khác.
Dấu hiệu biểu hiện bệnh Alzheimer’s
- Suy giảm trí nhớ: Tình trạng mau quên một việc gì đó nhanh chóng ngay khi vừa biết hoặc trí nhớ bị đảo lộn, sắp xếp sai lệch và lộn xộn. Quên đi những ngày tháng quan trọng dù đã được nhắc lại. Đối với người bình thường hoặc suy giảm trí nhớ do tuổi thì họ vẫn nhớ lại được sau khi quên nếu cố gắng.
- Lẫn thời gian: người mắc bệnh Alzheimer’s thường quên cả mùa trong năm, ngày tháng và các cột mốc quan trọng. Gặp khó khăn trong việc xác định một việc nếu không xảy ra ngay lập tức.
- Khó khăn khi phát sinh từ ngữ nói viết: Những người mắc bệnh họ thường quên mất họ muốn nói gì và làm gián đoạn cuộc nói chuyện, khó khăn để tiếp nối câu chuyện dù đã chuẩn bị trước.
Tìm hiểu: Cây thành ngạnh tăng trí nhớ, chữa teo não, alzheimer, xơ vữa động mạch
Phát âm và đoán từ lộn xộn các loại đồ vật thường gặp và nhớ sai tên, nhầm lẫn gây khó khăn nhiều trong sinh hoạt hằng ngày.
- Gặp khó khăn khi lập kế hoạch hay giải quyết vấn đề: Biểu hiện của điều này là họ gặp khó khăn trong việc làm theo kế hoạch hay số liệu có sẵn. Giống như việc quên mất nấu một món ăn quen thuộc hay các dự định thông thường.
Những việc họ có thể làm trơn tru trước đây bây giờ phải tốn nhiều thời gian và công sức hơn để sắp xếp và nhớ lại.
- Hay ghi chép lặt vặt và phủ nhận những gì mình đã làm. Sau đó nặng hơn họ sẽ gặp khó khăn trong việc phát ngôn và nói chuyện. Bệnh nặng hơn khiến người bệnh dễ rơi vào trạng thái trầm cảm.
- Lãng quên ký ức: Họ thường lặp lại những câu nói dù chỉ mới nới trước đó. Hay quên cuộc hẹn và sự kiện đã hẹn trước. Cất giữ đồ vật và quên mất đã để ở đâu làm xáo trộn cuộc sống lặp đi lặp lại.
Nặng hơn thậm chí đi lạc đường và quên lối đi về, quên tên các thành viên gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, điều này ảnh hưởng rất nhiều vào công việc của người bị bệnh. Nhất là việc khó nói hết ý trong một cuộc họp hay thảo luận khi ký ức khó nhớ lại.
- Phản ứng chậm: việc đối thoại cũng trở nên khó khăn, đưa ra quyết định và xử lý tình huống khó khăn.
- Thay đổi hành vi: người bệnh thường mệt mỏi và thờ ơ với mọi việc xảy ra xung quanh. Xa lánh sự việc và không tin tưởng vào những người thân. Thường có cảm giác ảo tưởng và sợ sệt.
Thay đổi giấc ngủ, khó chịu và hung hăng, lạc đường, tính tình thay đổi thất thường khó kiểm soát.
Đọc ngay: Cây Thông Đất giúp tăng cường trí nhớ, chữa bệnh Alzheimer, bệnh teo não, động kinh
- Gặp khó khăn trong việc xác định các hình ảnh trực quan, các mối quan hệ trong không gian:
Người mắc bệnh họ gặp khó khăn khi đọc, viết cũng như phán đoán cơ bản như về khoảng cách, trọng lượng, khối lượng, độ dài và khó khăn xác định màu sắc điều này nguy hiểm trong tham gia giao thông.
- Đặt đồ vật nhầm chỗ và mất khả năng hồi tưởng:
Người bệnh Alzheimer’s thường dễ quên mất mình đã để đồ ở đâu thậm chí không thể mường tượng lại được.
Phòng chống bệnh Alzheimer’s
- Cần tạo môi trường tâm lý xã hội hòa nhập đối với người cao tuổi. Giữ vị trí chỗ ở cố định và, tạo điều kiện cho họ tham gia sinh hoạt các câu lạc bộ sức khỏe nhất ở là độ tuổi già, người cao tuổi.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và các yếu tố vi lượng như canxi, photpho. Hạn chế thuốc lá, rượu, bia và chất kích thích.
- Điều trị các bệnh liên quan như phổi, tim mạch và đái tháo đường…
Mời đọc: Cây đinh lăng tăng cường sức khỏe, trí nhớ, suy nhược, ốm yếu
Việc phòng chống bệnh thường theo nghiên cứu không có mối liên quan mật thiết nhưng việc nên tập luyện thể dục, đánh cờ, đọc sách và giảm stress, căng thẳng được các bác sĩ khuyên nên làm.
Cần kiểm soát các loại bệnh về tim mạch như tăng cholesterol, cao huyết áp, tiểu đường, và hút thuốc lá vì có thể là nguy cơ khởi phát và phát triển bệnh Alzheimer. Theo thống kê chế độ ăn kiêng của người vùng Địa Trung Hải gồm trái cây và rau quả, bánh mì, ngũ cốc khác, dầu ô liu, cá … có thể làm giảm rủi ro mắc bệnh Alzheimer. Ngoài ra nên bổ sung vitamin C, E, vitamin B12.
Theo dõi: Bệnh teo não là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và biến chứng
Ngoài ra bệnh Alzheimer’s không thể chữa mà chỉ có thể kiểm soát. Trong giai đoạn đầu nên đổi môi trường sống và lối sống nhằm mục đích tạo an toàn cho bệnh nhân và người chăm sóc. Một khi mắc bệnh người bệnh không tự ăn uống nên cần được phục vụ chu đáo hơn.
Khi bệnh bắt đầu tiến triển, các vấn đề y tế khác nhau và đạo đức người bệnh cần được chú ý hơn và hạn chế các loại bệnh có thể xuất hiện, chẳng hạn như bệnh răng miệng, suy dinh dưỡng, các vấn đề vệ sinh, hô hấp… cần sóc cẩn thận có thể ngăn chặn chúng.