Đối với những loại bệnh lý về hậu môn, trĩ là chứng bệnh gặp phổ biến nhất và cũng dễ bị bỏ qua nhất. Chính vì lý do đó mà nhiều người để bệnh tình chuyển biến nặng hơn khó kiểm soát như thiếu máu cấp, ung thư thực tràng… Vậy bệnh trĩ có nguy hiểm không ?
Vậy bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là một loại bệnh lý của hậu môn – trực tràng. Bệnh xuất hiện do sự giãn nở quá mức của thành mạch máu tại hậu môn. Tùy vào mức độ mà người ta chia ra thành 4 cấp độ. Và có 2 loại trĩ là nội và ngoại. Trong đó trĩ nội là chứng bệnh phổ biến nhiều hơn.
- Trĩ nội: là hiện tượng bên trong hậu môn xuất hiện búi trĩ gây khó chịu, đau rát và cản trở việc đi đại tiện trở nên khó khăn. Khi bệnh trở nặng các búi trĩ sẽ lớn dần mà không co lại được.
- Trĩ ngoại: là hiện tượng búi trĩ phát triển lòi ra ngoài hậu môn khiến người bệnh không thể ngồi được, đau đớn khi di chuyển và đại tiện. Các búi trĩ sưng lên do các tĩnh mạch căng dần, máu tụ thành. Và làm tăng sinh các mô liên kết.
- Ngoài ra, còn có một loại trĩ hỗn hợp là vừa trĩ nội và trĩ ngoại cực kỳ bất tiện và khó khăn cho người bệnh. Điều này không những còn về bệnh lý mà còn ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống, tâm lý người bệnh và công việc.
Những tác hại của bệnh trĩ cho đến nay không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe vô cùng nghiêm trọng nếu để lâu ngày. Mà chất lượng cuộc sống của người bệnh cũng như tâm lý trở nên trầm trọng hơn.
Xem thêm: Bệnh Trĩ: Tổng Quan về Nguyên Nhân, Biến Chứng, Điều Trị
Căn bệnh này càng nguy hiểm khi biến chứng nặng. Bên cạnh đó bệnh này khá tế nhị nên ít khi được chuyên tâm điều trị và thăm khám cộng thêm sự thiếu hiểu biết làm người bệnh càng trở nên nặng hơn theo từng giai đoạn.
Bệnh trĩ nguy hiểm như thế nào?
Bệnh trĩ lúc còn ở giai đoạn đầu sẽ dễ điều trị khi kết hợp cùng chế độ ăn uống hợp lý. Trong khi mọi người vẫn coi thường nên để bệnh thường chuyển biến thành:
- Mất nhiều máu: đây là biến chứng đầu tiên của trí do quá trình đi đại tiện khó khăn, đau rát kèm ra máu kéo dài gây mất máu cục bộ. Người bệnh sẽ dễ kiệt sức, cảm thấy đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, giảm thị lực, mệt mỏi và choáng ngất nếu để lâu ngày với tình trạng này.
- Làm ngứa, rát vùng hậu môn sau đó là sưng đau, việc liên tục tiết ra dịch nhầy ở hậu môn gây ẩm ướt sẽ là môi trường thích hợp tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có hại xâm nhiệm vào phát triển dẫn đến viêm nhiễm.
Tham khảo: Hoa hòe chữa trĩ, rối loạn kinh nguyệt, chảy máu cam, huyết áp thấp, đau dạ dày
Điều này còn gây bất tiện vô cùng đối với người bệnh, khiến người bệnh ngại đi vệ sinh, không dám hay khi có cơn đi đại tiện lại sợ gây nên táo bón diện rộng.
- Ung thư trực tràng: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trĩ. Khi trĩ không điều trị hoặc sai phương pháp sẽ chuyển tình trạng. Để tránh biến chứng nguy hiểm này cần phát hiện bệnh và điều trị kịp thời vừa tiết kiệm chi phí, thời gian và hạn chế được các bệnh nguy hiểm khác.
Ung thư trực tràng là một dạng phát triển từ ruột kết hay trực tràng, biến chứng này gây nên bởi sự phát triển bất thường của các tế bào. Các tế bào này lại có khả năng xâm lấn và lan rộng ra các bộ phận khác của cơ thể hoặc do biến chứng từ bộ phận khác đặc biệt là do trĩ gây ra làm viêm nhiễm.
- Tắc mạch máu: Khi xuất hiện các búi trĩ sẽ làm tích tụ máu thêm khiến cho các búi trĩ phồng và sưng to, điều này làm cản trở quá trình lưu thông máu ở tĩnh mạch và động mạch tại hậu môn. Nếu không xử lý tình trạng này sẽ ngày càng làm búi trĩ sưng to.
Mời đọc: Thầu dầu tía chữa bệnh trĩ ngoại, đau nhức xương khớp, chữa sinh khó
Các cục máu đông lúc này không được giải phóng thì nguy cơ hình thành các ổ áp xê gây nhiễm khuẩn là rất cao.
- Nhiễm khuẩn: Khi bệnh trĩ chuyển sang giai đoạn nặng và gây cản trợ việc thải phân ra ngoài. Tại đây các búi trĩ lòi ra thụt vào thường xuyên hoặc đối với trĩ ngoại sẽ nằm ngoài hậu môn khiến dịch nhầy cộng thêm máu ra nhiều dễ bị nhiễm khuẩn cả ngoài và trong hậu môn.
Điều này dễ khiến cho vi khuẩn có con đường thuận lợi để xâm nhập vào hậu môn gây nên tình trạng nhiễm khuẩn ngược dòng, nhiễm trùng máu hay thậm chí là viêm bạch mạch có thể nguy hiểm đến cả tính mạng.
- Nghẹt búi trĩ: Búi trĩ một khi đã sưng quá to gây phù nề lòi hẳn ra ngoài sẽ gây tắc ngẽn Nếu nhìn thấy mặt trong của búi trĩ có màu nâu đỏ, mặt ngoài của búi trĩ có màu xám kèm theo dấu hiệu phù nề thì bệnh nhân đi kiểm tra và điều trị trước khi quá muộn.
- Hoại tử hậu môn là tình trạng búi trĩ gây viêm nhiễm nặng và làm khu vực niêm mạc hậu môn bị tổn thương nặng dẫn đến hoại tử buộc người bệnh phải thay hậu môn nhân tạo.
- Cuối cùng là ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng đối với người bệnh, không ngồi lâu được hay thậm chí không thể ngồi làm cản trở công việc nhất là dân văn phòng. Ngại giao tiếp hay đi chơi xa…
Đoc thêm: Quả Bồ Kết trị rụng tóc, làm tóc đen mượt, trị ho, trị trĩ, táo bón
Các phương pháp điều trị trĩ hiện nay
Bệnh trĩ cần được điều trị kĩ lưỡng và dứt điểm tránh để lại biến chứng và kết hợp cùng chế độ ăn uống và khoa học với 3 phương pháp điều trị phổ biến:
- Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp nội khoa: phương pháp này thường áp dụng cho người đang ở giai đoạn nhẹ, giai đoạn đầu. Thường dùng thuốc điều trị có dạng viên nén, thuốc dạng bôi, dạng đặt …
Việc này tất cả đều có mục đích giúp người bệnh giảm đau, giảm viêm, thắt búi trĩ và kháng viêm, hỗ trợ thành tĩnh mạch…
Tìm hiểu: Cây mực điều trị suy thận, thận hư, chữa trĩ, gai cột sống, chảy máu chân răng
- Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp ngoại khoa: phương pháp này thường sử dụng cho truowfg hợp búi trĩ lớn, nặng. Lúc này sẽ tiến hành thủ thuật cắt trĩ chỉ áp dụng cho các búi trĩ đã bị sa ra ngoài hậu môn, chảy nhiều máu, viêm nhiễm nặng và gây nhiều đau đớn.
- Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp sử dụng công cụ hỗ trợ: bác sĩ sẽ xem xét búi trĩ ở dạng trung bình để thắt vòng cao su vào búi trĩ để tự rụng. Đồng thời chích xơ làm co thắt tĩnh mạch búi trĩ khiến chúng xơ cứng lại và cầm máu.
Ngoài ra họ có thể sử dụng phương pháp quang đông hồng ngoại làm giảm lượng máu lưu đến các búi trĩ, làm đông và tự rụng.