Cao trăn không nấu như cao khỉ hay cao mèo là nấu từ xương. Mà cao trăn nấu từ da và thịt, riêng nói về trăn đã là một cái giá khá cao chưa nói về quy trình nấu nướng và công dụng từ nó. Vậy, cao trăng có thực sự tốt như giá trị nó mang hay không?
Cao trăn là gì?
Theo hiệp hội đông Y Việt Nam cho biết trong thịt trăn có vị ngọt, tính ấm, nên có tác dụng trừ phong thấp, làm ấm cơ thể, kháng viêm, giúp sát trùng dùng để chữa các bệnh về thấp khớp, đau nhức hay tê thấp, tê liệt, ghẻ lở hay ghẻ do nóng hủi.
Cao trăn được nấu từ thịt và xương trăn, không bỏ đi thịt nên trong cao được cho có vị ngọt, tính bình có tác dụng nhiều trong điều trị đau nhức xương khớp ở tuổi lớn, người già, người vừa mới khỏi sau tai nạn gãy xương, đau nhức do té ngã, thậm chí là lở loét.
Xem thêm: Lá Đinh Lăng chữa đau xương khớp, rối loạn tiêu hóa, bệnh ngoài da, thiếu máu, mất ngủ
Có khá nhiều tin cho biết uống cao trăn nhiều giúp bồi bổ sức khỏe, nhất là ở sinh lý nam giới. Tuy nhiên theo các chuyên gia đều khuyến cáo răng cao trăn, mật hay thịt trăn khi chế biến và kết hợp với các vị thuốc khác là một loại thuốc chữa bệnh chứ không phải là thuốc bổ, tăng cường sức khỏe như tin đồn.
Cách nấu cao trăn
Nấu cao trăn thường được người ta dùng 2 cách tùy vào mục đích sử dụng để thành phẩm đạt giá trị tốt nhất trong chữa bệnh. Bao gồm nấu xương cao trăn vào nấu cao trăn toàn tính. Tùy vào mục đích sử dụng của từng người mà mình chọn cách thức nào để nấu cao sao cho đạt được hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.
Cách nấu cao trăn toàn tính: cách này chia làm 2 giai đoạn là nấu cao lên và cô đặc cao:
- Nấu cao: giai đoạn này thịt trăn trước khi đem đi nấu cần được xử lý, bỏ các nội tạng không cần thiết, lột da và cần được cắt ra thành từng đoạn ngắn, nhỏ và bỏ vào nồi nấu, đổ nước ngập vào nồi.
Sử dụng thêm 1 quả đu đủ xanh có khía nhỏ để sử dụng cả nhựa đu đủ giúp cao mau nhừ và nhừ nhanh hơn. Nấu sôi nồi này ít nhất là 1 ngày cho đến 1 ngày rưỡi. Sau đó vớt bã trăn ra đem đi nướng cháy xem rồi đổ vào lại nấu thêm 1 ngày nửa.
Có thể tách bã lần một nấu riêng rồi đổ chung với nước nấu bã nướng cháy cùng cô đặc thành cao.
- Cô cao: Khi có được dung dịch cao trăn thì đem đi cô cạn cho tới khi thu được hỗn hợp sệt cạn thì ngưng. Trong quá trình này nên dùng chảo để cô cạn và đun với lửa nhỏ, dùng thìa khuấy liên tục tránh để sít đát dễ cháy khét và dính đáy.
Sau khi cao đã cạn với độ dẻo nhất định thì đổ ra khuôn và để nguội. Để nơi khô ráo tránh nắng mặt trời làm khô. Sau đó cắt thành miếng nhỏ đóng gói và bảo quản.
Tìm hiểu: Cỏ xước chữa đau nhức xương khớp, chống viêm, suy thận, đau đầu
Tỷ lệ nấu cao trăn chuẩn nhất là 1/10. Nghĩa là khoảng 1 kg cao trăn phải nấu với 10kg thịt trăn.
Nấu cao xương trăn: Cách này sẽ nấu cao xương trăn tương tự như cách trên. Tuy nhiên cần lọc toàn bộ thịt trăn ra trước khi nấu cao. Cho nên chính vì thế mà thời gian nấu cao xương trăn sẽ lâu hơn thời gian nấu cao trăn toàn tính.
Thời gian này thường kéo dài từ 2-3 ngày thì xương trăn mới bắt đầu nát bột hòa với thịt trăn tạo thành cao sệt.
Kinh nghiệm khi nấu cao trăn lâu năm người ta cho rằng khi nấu cao cần phải loại bỏ mỡ trăn hoàn toàn. Nấu cao cần đảo liên tục khi sau giai đoạn nấu lần 2. Và mẹo nấu nhanh sẽ được nấu cùng đu đủ quả xanh còn để nguyên mủ.
Tham khảo: Cây dền gai chữa thoát vị đĩa đệm, xương khớp, sỏi thận, ho có đờm
Để bảo quản cao được lâu và cao cứng hơn nhưng đảm bảo độ dẻo, không quá khô là bảo quản trong thùng xốp cho ổn định nhiệt độ từ 1-2 ngày sau đó mới sử dụng hoặc bảo quản ở nhiệt độ phòng bình thường.
Công dụng từ cao trăn:
- Cao trăn vị ngọt, tính bình thường được điều trị các loại bệnh liên quan về thấp khớp và thận, cao trăn còn được sử dụng để giảm đau, trừ phong thấp, trị đau nhức xương khớp, tê mỏi, giúp ăn ngủ tốt và bổ khí huyết.
Tốt cho người cao tuổi thường có nhiều bệnh tật về thoái hóa hay ăn ngủ khó khăn, đau mình mẩy nhiều về đem. Nhất là thời tiết thay đổi dễ gây đau nhức và ê ẩm chân tay, dễ trật khớp nếu không cẩn thận và gây nên tình trạng mất ngủ, khó ngủ, ăn uống xa sút.
- Trong cao trăn có chứa nhiều loại axit amin, nhất là canxi, photpho và các loại khoáng chất giúp cải thiện sức khỏe, bồi bổ cơ thể người phụ nữ nhất là tốt cho phụ nữ sau sinh. Người có thể trạng gầy yếu, suy nhược và cân nặng bị xa sút.
- Cao trăn giúp bổ sung khí huyết cho da dẻ hồng hào, điều hòa triệu chứng bốc hỏa từng cơn bởi tính âm trong dược tính của cao. Hỗ trợ tốt đối với phụ nữ đang bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh. Cải thiện tình trạng bốc hỏa, khó chịu, cáu gắt, da dẻ khô sạm, nám da và lão hóa nhanh. Người có tính khí thất thường.
Đọc tiếp: Cây hy thiêm chữa bệnh gout, đau nhức xương khớp, huyết áp thấp, mất ngủ
Liều lượng được khuyên dùng đối với cao trăn:
- Với phụ nữ ở thời mãn kinh cần tăng cân, cải thiện vóc dáng và làn da thì nên dùng 1 lạng/tháng, chia đều ăn cùng hoặc sau cơm. Mỗi lần trích ra một hạt nhỏ uống với nước hoặc dằm ra để ăn. Tốt cho da, đẹp da và muốn tăng cân.
- Đối với phụ nữ gầy gò và ốm yếu, người hay mệt mỏi, thể trạng suy nhược và có vấn đề về xương khớp thì nên tăng liều lượng lên gấp đôi, 1 lạng/nửa tháng. Và dùng liệu trình nửa tháng nghỉ khoảng 10 ngày và dùng lại sau đó. Hiệu quả sử dụng có thể khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người.
Cách dùng:
- Có thể cho cao vào chén và rót nước sôi để thời gian cho cao tan ra và thêm mật ong uống khi nóng.
- Cách 2 có thể dùng từng lát cắt mỏng đem ngâm ngập trong rượu đợi khi tan cao hết thì uống mỗi ngày một chén nhỏ. Nên dùng rượu nếp trên 40 độ để chiết xuất được hết dưỡng chất trong cao.
- Cao trăn đem cắt lát đem ngâm với mật ong thỉnh thoảng lắc đều cho cao chóng tan sau đó dùng để hấp vào nồi cơm khoảng 15 phút dùng chung trng bữa cơm hoặc trước ăn cơm từ 15-30 phút.
Xem thêm: Thầu dầu tía chữa bệnh trĩ ngoại, đau nhức xương khớp, chữa sinh khó.
Tác dụng phụ khi sử dụng cao trăn có thể gặp phải
- Cao trăn có tính ít lạnh nên nếu sử dụng với lượng nhiều, từ khoảng 300g trở lên đối với nam giới có thể dẫn tới nguy cơ suy giảm sinh lý. Nếu tình trạng kéo dài lâu và liên tục dễ gây liệt dương khó phục hồi.
- Không nên sử dụng cao trăn đối với người béo phì vì dễ tăng cân.
- Không nên dùng đối với phụ nữ mang thai.
- Không dùng cao trăn đối với người suy gan, suy thận, trẻ nhỏ dưới 15 tuổi.
- Không dùng đối với người bị gout .
- Hạn chề ăn ớt, tỏi, thịt chó khi dùng cao trăn.
Nguồn: https://binhngamruouhanquoc.com/