Cây an xoa hay còn thường được gọi là dó lông hay tổ kén cái được tìm thấy và phát hiện từ những người dân gốc campuchia. Cây an xoa có thành phần dược tính cao có hiệu quả đặc biệt trong chữa trị các bệnh về gan mà cho đến tận nhiều năm về sau cây an xoa vẫn được nhắc đến như một loại thần dược.
Đặc điểm của cây an xoa
Cây an xoa thuộc dạng cây gỗ mọc thẳng thành từng bụi rậm. Cây có thân nhỏ, lá bản to hình bầu dục kích thước cỡ bằng bàn tày từ 17cm và rộng từ khoảng 7cm. Ở 2 mặt lá an xoa có lông, mặt dưới phủ trắng và đụng vào dễ gây ngứa.
Cây an xoa cho hoa màu tím nhỏ mọc từ nách lá, quả thường ra vào mùa khô, nắng nóng khi non có màu xanh, già chuyển màu nâu sẫm. Cây có thể cao đến 3m với gốc nách lá có hình dạng trái tim đặc thù.
Toàn bộ cây an xoa đều có thể sử dụng làm vị thuốc từ gốc rễ cho đến hoa, lá, quả nên
muđược ứng dụng trong cuộc sống rất nhiều. Cây thường mọc ở nơi ẩm thấp, nhất là Tây Nguyên hay Bình Phước gần khu vực biên giới với Campuchia. Cây mọc ven thành bụi khá dễ nhận biết.
Xem thêm: Những cây thuốc nam chữa bệnh gan
An xoa là cây bụi nên thường được thu hoạch quanh năm. Tuy nhiên người ta vẫn thường thu hái vào tầm tháng 5 trở đi, khi cây phát triển ổn định và đạt thành phần dược tính cao nhất có trong cây.
Đặc tính và tác dụng trong chữa bệnh từ cây an xoa
Cây an xoa nổi tiếng sử dụng để chữa trị các bệnh về gan và các bệnh thông thường khác như đau nhức xương khớp, tim… Sau đây là tác dụng chữa bệnh của cây an xoa:
- Điều trị viêm gan B, C, ung thư gan, xơ gan, men gan…
- Nóng gan, nóng trong người do sử dụng chất kích thích, tiếp xúc nhiều môi trường ô nhiễm, ăn uống đồ cay nóng nhiều.
- Giải độc gan, ngăn chặn ung thư gan.
- Ngăn ngừa tích tụ mỡ trong gan.
- Chữa trị các bệnh về đau xương, thấp khớp.
- Điều trị mất ngủ thâm niên, thường niên, đau đầu, người mệt mỏi và chán ăn.
- Hỗ trợ điều trị các chứng bệnh liên quan tim mạch.
- Thanh lọc và giải nhiệt cơ thể.
- Điều trị nhức mỏi, tê bì tay chân, đau lưng.
Xem thêm: Cao atiso hỗ trợ điều trị ung thư gan, giải độc gan, viêm gan.
Cách sử dụng cây an xoa
Cây an xoa sau khi thu hoạch thường được sử dụng cả cây, đem về rửa sạch chặt khúc nhỏ sau đó phơi khô để ráo. Khi sử dụng đem xao vàng hạ thổ nấu nước uống hằng ngày hoặc kết hợp với một số vị cây thảo dược khác để chữa bệnh. Trong cây an xoa thì thành phần dược tính cao thường tập trung chủ yếu là thân và cành cây nên khi sử dụng người dùng thường phân loại trước khi sử dụng.
Tùy vào từng trường hợp mà liều lượng sử dụng sẽ khác nhau, dùng để phòng bệnh thì nên dùng với lượng ít để cơ thể hấp thu và thích ứng trước từ khoảng 100gam trong 1 tuần đầu. Sau khi thích nghi được thì tăng lượng thuốc lên dần tùy theo bệnh.
Cây an xoa có thể sử dụng trong thời gian dài tuy nhiên không nên quá lạm dụng, việc sử dụng nước lọc là vẫn cần thiết không nên thay thế cây an xoa hẳn. Để có thể sủ dụng tốt các thành phần có trong cây an xoa bạn cần phải chú ý bảo quản cây an xoa thật cẩn thận, phơi khô trước khi bảo quản tránh tình trạng ẩm mốc.
Mời đọc: Cây lá gan chữa các bệnh về gan như viêm gan, sơ gan, u gan, men gan.
Hỗ trợ gan: Kết hợp cây an xoa với xạ đen. Lấy 50g xạ đen sao vàng hạ thổ cùng 50g an xoa sắc cùng với 1,5 lít nước khoảng nửa tiếng, ngày dùng 3 lần.
Hỗ trợ viêm gan B: Kết hợp với cà gai leo, mật nhân. Dùng 50g an xoa sao vàng hạ thổ cùng với 30g cà gai leo, 10g mật nhân sắc cùng 1,5 lít nước, sắc cạn còn 3 chén nhỏ dùng 3 lần/ngày. Hỗ trợ rất tốt cho cả thải độc gan và hạ men gan.
Hỗ trợ phòng ngừa các bệnh liên quan về gan: An xoa rửa sạch sao vàng cho vào ấm đun cùng khoảng 1,5L nước, để nguội uống như nước lọc hằng ngày.
Đối tượng sử dụng cây an xoa và lưu ý
Cây an xoa thường được sử dụng đối với những người hay sử dụng chất kích thích như rượu bia, tiệc tùng. Người hay tiếp xúc với khói bụi như công nhân, nhà máy… Cây an xoa hỗ trợ điều trị cũng như phòng ngừa tốt các chứng bệnh về gan.
Người hay bị mọc mụn 2 bên má cũng là nguyên nhân do gan, nóng gan và hoạt động quá tải gây ra tình trạng mọc mụn nhọt nhiều gây mất thẩm mỹ.
Người hay làm việc căng thẳng, stress, áp lực công việc cao và hay thức khuya cũng được khuyến cáo sử dụng để tăng sức đề kháng cũng như hỗ trợ tốt chứng mệt mỏi, khó ngủ.
Những người thừa cân, béo phì cũng rất dễ mắc chứng bệnh về gan như mỡ trong gan và các bệnh liên quan khác. Trong khi đó, cây an xoa hỗ trợ tốt cả trong việc giảm cân, giảm mỡ thừa.
Tìm hiểu: Nấm lim xanh giải độc gan, chữa cao huyết áp, bệnh gout, ung thư vú.
Lưu ý: Quả của cây an xoa có lông nhìn như con sâu và có thể gây ngứa nên cần bỏ đi không sử dụng.
Lá cây an xoa khá đắng nên cần nấu với lượng nước loãng và sử dụng ít hơn phần thân. Vì trong thân cây an xoa có nhiều dược tính hơn.
Để hỗ trợ tốt trong chữa bệnh cũng như phòng ngừa thì việc sử dụng với các loại sâm hay linh chi, lim xanh … cực tốt cho sức khỏe.
Không nên sử dụng cây an xoa cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Sau khi dùng thuốc từ khoảng 10-15 ngày thuốc sẽ chưa phát huy tác dụng ngay cho cơ thể mà có thể gây hơi chướng ở bụng nhưng đó là dấu hiệu tốt cho việc tiến triển và phát huy tác dụng của bệnh. Sau khoảng thời gian thích ứng thuốc trên cơ thể sẽ đi vào quỹ đạo và bệnh tình sẽ thuyên giảm.
Tìm hiểu: Cây nghệ đen ngăn ngừa ung thư, viêm gan, giảm cơn đau bụng, đầy hơi
Hiện nay, cây an xoa được tìm mua khá nhiều vì những công dụng tuyệt vời mà nó mang lại chính vì vậy mà việc tìm mua cần đến các địa chỉ, đơn vị uy tín. Tránh mua ở chợ trôi nổi dễ bị trộn cây cỏ lung tung và mốc men, tiền mất tật mang.
Kết quả nghiên cứu cây an xoa
1. Hàm luợng các cao chiết cây An xoa (Helicteres hirsuta L.)
Kết quả ở bảng 1 cho thấy việc xử lý mẫu có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất chiết. Hiệu suất chiết ở phương pháp xử lý mẫu sấy khô (M1) từ 0,22 – 9,96%, phương pháp xử lý mẫu sao vàng hạ thổ (M2) từ 0,14 – 6,81%. Hiệu suất chiết các cao M1 luôn cao hơn so với các cao M2.
2. Hoạt tính kháng khuẩn của các cao chiết cây An xoa (Helicteres hirsuta L.)
Tính kháng khuẩn là một trong những tác dụng sinh học được quan tâm của các cây dược liệu. Tác dụng này có liên quan chặt chẽ với các hợp chất quan trọng như: saponin, tanin, flavonoid,… Nghiên cứu đã cho thấy các cao chiết cây An xoa đều có khả năng kháng với 4 loại vi sinh vật kiểm định. Kết quả được trình bày ở bảng 2 và bảng 3.
Đọc ngay: Gạo lứt giảm cân, ngừa ung thư, tim mạch, tiểu đường, giải độc gan ,..
Hoạt tính kháng khuẩn đối với các VSV gây bệnh của các cao chiết như sau:
Các cao chiết ở phương pháp xử lý mẫu sấy khô kháng mạnh (M1) đối với 4 VSV kiểm định. Hiệu số vòng vô khuẩn ở vi khuẩn E. coli đạt từ 14,35 – 19,24 mm, ở vi khuẩn S. typhi đạt từ 20,35 – 25,05 mm, ở vi khuẩn S. aureus đạt từ 14,35 – 21,35 mm còn đối với S. faecalis đạt từ 17,34 – 20,65 mm. Trong các cao chiết, cao chiết CPm kháng khuẩn mạnh và khá đều trên cả 4 chủng VSV, đối với S. typhi hiệu số vòng vô khuẩn đạt đến 25,05 mm.
Các cao chiết ở phương pháp xử lý mẫu sao vàng hạ thổ (M2) kháng mạnh đối với 4 VSV kiểm định. Hiệu số vòng vô khuẩn ở vi khuẩn E. coli đạt từ 12,35 – 18,25 mm, ở vi khuẩn S. typhi đạt từ 19,68 – 23,90 mm, ở vi khuẩn S. aureus đạt từ 14,50 – 20,38 mm còn đối với S. faecalis đạt từ 16,77 – 18,65 mm.
Nhìn chung hoạt tính kháng khuẩn của các cao chiết ở hai phương pháp xử lý mẫu là khá cao và khác nhau đối với các chủng vi khuẩn nghiên cứu. Kết quả này là cơ sở ban đầu cho những nghiên cứu ứng dụng cây An xoa trong việc chữa một số bệnh liên quan đến các vi khuẩn gây bệnh.
3. Hoạt tính chống oxy hóa các cao chiết từ cây An xoa (Helicteres hirsuta L.)
Chất chống oxy hóa là một chất hoặc một nhóm hợp chất có ngăn ngừa và loại bỏ tác dụng độc hại của các gốc tự do một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Chất chống oxy hóa có thể trực tiếp phản ứng với các gốc tự do hoạt động để tạo ra những gốc tự do mới kém hoạt động hơn, từ đó có thể ngăn cản chuỗi phản ứng dây chuyền được khơi mào bởi các gốc tự do.
Kết quả kháng oxy hóa của các cao chiết ở hai phương pháp xử lý mẫu được trình bày trong hình 5. cho thấy, hiệu suất kháng oxy hóa của các cao chiết cây An xoa tỉ lệ thuận với nồng độ cao và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở các nồng độ khảo sát. So sánh với đối chứng vit.C phương trình đường chuẩn (y = 0,466x + 48,391; IC50= 3,453; R2= 0,991).
Tìm hiểu: Trà hoa vàng ngăn ngừa ung thư, bệnh tim mạch, giải độc gan, huyết áp cao, tiểu đường.
Hoạt tính chống oxy hóa các cao chiết được đánh giá dựa trên giá trị IC50 cụ thể như sau:
Các cao chiết ở phương pháp xử lý mẫu sấy khô (M1): cao chiết CPe có hoạt tính oxy hóa ao nhất với giá trị IC50 là 12,469 (gấp 3,61 lần so với đối chứng vit. C); cao chiết CPc có hoạt nh oxy hóa thấp nhất với giá trị IC50 là 39,129 (gấp 11,33 lần so với đối chứng vit. C).
Các cao chiết ở phương pháp xử lý mẫu sao vàng hạ thổ (M2): cao chiết CPe có hoạt tính xy hóa cao nhất với giá trị IC50 là 18,042 (gấp 5,23 lần so với đối chứng vit. C); cao chiết CPc ó hoạt tính oxy hóa thấp nhất với giá trị IC50 là 45,271 (gấp 13,11 lần so với đối chứng vit. C).
Nguồn: https://binhngamruouhanquoc.com/
Mua cây an xoa ở đâu uy tin
Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, Phường 14 Quận Tân Bình, TP HCM
Đặt mua tại: https://omega3.vn/cay-an-xoa.html
Đặt mua thuốc nam SĐT: 0902743250 Gặp Linh