Ngải đen hay còn được dân địa phương gọi là ngải xanh, ngải tím hay nghệ đăm. Ngoài sự thần bí mà cây ngải được đồn thổi về tâm linh huyền bí. Xét về đông y cây ngải được cho là thần dược chữa bệnh mà mọi người đang tìm kiếm. Ngải Đen được ví như vị thần dược mang đến giá trị ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư rất hiệu quả, giải quyết được mối lo âu cho mọi người.
Cây ngải đen là gì?
Ngải đen không xuất xứ ở Việt Nam mà được các thầy lang ở Trung Quốc mang sang. Truyền thuyết kể lại rằng ngải đen như một loại bùa có gắn đến vấn đề tâm linh như liên quan đến sự sống và cái chết hay bí hiểm khi tự tay trồng nó. Tuy nhiên, khoa học vẫn chưa chứng minh thực hư việc này. Tên khoa học của ngải đen là Kaempferia parviflora Wall.ex.Baker, thuộc họ nhà Gừng (Zingiberaceae), vì vậy nó có nhiều đặc điểm giống với các loại gừng bình thường ta hay gặp dẫn đến bị nhầm lẫn khá nhiều.
Cây ngải đen thoạt nhìn bề ngoài cây khá giống cây nghệ vàng ta hay trồng, gân lá có phần tía hơn. Lá rộng như lá dong và thuôn dài hơn mọc thành bụi, chùm. Độ cao tầm 40-50cm và các bộ phận đều có thành phần dược tính chữa bệnh. Ngải đen khá nhỏ, chỉ lớn bằng đốt ngón tay của người bình thường và cứ duy trì ở kích thước như vậy, không phát triển lớn thêm được. Bên trong ngải đen có màu tím sẫm rất rõ rệt, các bạn nhớ chú ý khi dùng nhé.
Tìm hiểu: Tỏi Đen chữa tiểu đường, mỡ máu, tăng cường miễn dịch và nhiều công dụng khác
Cây lớn sẽ hình thành củ cái sau đó phân nhánh thành nhiều củ nhỏ, kích thước khá nhỏ từ 5-7cm như ngón tay màu xạm đen, hình dáng củ ngải đen như nghệ vàng nhưng bên trong tím đen và khá đắng. Ngải đen không cao cho lắm, chỉ cao trung bình từ 30-40cm, mỗi một cây ngải đen chỉ cho đúng một củ chính là hai chủ nhánh. Đây cũng là một trong những lí do ngải đen đã hiếm lại càng hiếm hơn là vậy.
Khu vực phân bố của ngải đen chỉ có thể sinh trưởng và phát triển ở khu vực đồi núi, cao nguyên như Tây Nguyên, Lâm Đồng, Gia Lai… Loại củ ngải đen này bị mất giống và khá hiếm nên việc tìm kiếm loại này khá khó khăn. Và vì thoạt nhìn giống gừng đen nên dễ bị nhầm lẫn.
Tìm hiểu: Gạo lứt giảm cân, ngừa ung thư, tim mạch, tiểu đường, giải độc gan ,..
Công dụng mà ngải đen đem lại
Ngải đen có tính ôn, vị cây, hơi đắng, có tác dụng thông kinh, phá huyết, hành khí và hỗ trợ tiêu hóa tốt. Tên vị thuốc của ngải đen là nga truật. Trong đông y, ngải đen có vị đắng, cay, tính ôn. Với tây y thì ngải đen là một vị thuốc tẩm bổ hay được dùng dưới dạng viên hoặc tán bột.
Người ta thường dùng phần củ của ngải đen làm thuốc, bởi bên trong củ ngải đen chứa rất nhiều thành phần hóa học có tác dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả mà không phải loại dược liệu nào cũng có được. Ngải đen có hình dáng cây giống với họ gừng, nghệ thông thường nên dễ nhầm lẫn. Vì thế cần tìm hiểu kỹ về đặc điểm nhận dạng ngải đen.
- Chữa nôn, ói ở trẻ: Dùng sữa mẹ hoặc sữa bột đun sôi cùng 4gr ngải đen, vài hạt muối hột hòa tan cùng lượng nhỏ ngưu hoàng cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.
- Chữa và hỗ trợ chậm ăn, khó tiêu, mệt mỏi bằng ngải đen hoàn. Cách dùng như sau: Tán mịn hỗn hợp bao gồm ngải đen 160g, cốc nha 20g, khiên ngưu 40g, hạt cau 40g, bấc lùng 16g, nam mộc hương 16g, thanh bì 20g, thanh mộc hương 20g, củ gấu 160g, tam lăng 160g, đinh hương 16g. Sau đó dùng hỗn hợp này vo thành viên cùng một chút mật ong. Dùng đều đặn mỗi ngày khoảng 10gr. Tốt hơn khi dùng với nước ép gừng đã nướng.
- Chữa cảm vặt, suy nhược, xanh xao bằng ngải đen tán, cách dùng: Hỗn hợp mỗi loại 40g gồm ngải đen, bạch chỉ, hồi hương, cam thảo, đương quy, thục địa, bạch thược, xuyên khung đem tán bột vo thành viên khoảng 10gr sau đó dùng dần ngày 3 lần.
- Chữa đầy bụng: Dùng 6g ngải đen,6g tam lăng, lúa mạch 9g, vỏ quýt 15g, sắc chung với nhau để uống ngày 3 lần sẽ giảm bớt chướng bụng.
- Chữa chậm hành kinh, ứ huyết, không thông, đau bụng, rong kinh ở phụ nữ: Ích mẫu là loại thảo dược chuyên trị các bệnh về u xơ hay các loại về rong kinh, băng kinh. Khi kết hợp với ngải đen mỗi loại 15g sắc uống đều tình trạng bệnh sẽ tiến triển hẳn. Đến ngày hành kinh sẽ không đau và ra đều hơn.
- Hỗ trợ trẻ biếng ăn: Dùng ngải đen 6g, hạt muồng trâu 4g sắc chung với nhau ngày chia 3 lần uống.
- Chữa đau bụng theo cơn: 100g ngải đen và 50g mộc hương đem đi tán thành bột, sau đó vo thành viên nhỏ 2g. Mỗi lần uống 1 viên kèm theo một ít giấm pha loãng. Nên dùng giấm ăn để hiệu quả hơn.
- Chữa viêm gan vàng da: Mỗi loại 2g gồm ngải đen, nghệ vàng, cỏ cú, quả tắc non. Tất cả đem rửa sạch, phơi khô sau đó tán bột vo thành viên cùng mật ong. Ngày dùng 1 viên nhỏ lượng 2g.
- Ngoài ra, ngải đen có tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Một trong những tác dụng hàng đầu khi nói tới ngải đen không thể không kể đến khả năng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư rất hiệu quả.
- Ngải đen có tác dụng tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể: sử dụng bài thuốc ngải đen kết hợp với bạch chỉ, đương quy, cam thảo, hồi hương, xuyên khung, bạch thược, thục địa, mỗi loại lấy 40g, đem đi tán bột mịn rồi chia nhỏ 10g vo lại thành từng viên, dùng ngày 3 lần sau mỗi bữa ăn.
Tham khảo: Bột Chùm Ngây giải độc gan, suy nhược, chống lão hóa, ung thư, u sơ tuyến tiền liệt,
Cách phân biệt ngải đen thật giả
Ngải đen rất dễ bị nhầm lẫn với gừng đen hay nghệ đen. Nên khi muốn xác nhận liệu có phải ngải đen không. Đem luộc một quả trứng gà để nguyên vỏ. Cắt lát ngải đen ra đem chà lên vỏ quả trứng gà còn nóng ấm. Khi lột vỏ nếu lòng trắng trứng chuyển sang nâu đen là đúng ngải đen. Ngoài việc nhầm lẫn để chuộc lợi, thị trường còn ngập tràn kiểu làm giả bằng cách lấy gừng hoặc nghệ đem đi tẩm màu tím đen để trà trộn lừa người thiếu kinh nghiệm hiểu biết.
Cách ngâm rượu ngải đen chữa bệnh và hỗ trợ sức khỏe
Ngải đen thường phân bố trên vùng núi cao nhưng rất ít, chúng hoàn toàn không phát triển ở đồng bằng. Nhiều người vẫn hay nhầm lẫn giữa ngải đen và gừng đen, bởi chúng có một số đặc điểm giống nhau. Nếu bạn thấy ngải đen mọc ở vùng đồng bằng thì thật vô lý, đó có thể là gừng gen hoặc một loại cây trông hơi giống ngải đen.
Ngải đen phát triển khá chậm, vì vậy việc thu hái vị thuốc này phải cách 1-2 năm mới tiến hành thu hoạch một lần. Khi thu hoạch, người ta chỉ lấy phần củ của ngải đen về chế biến làm dược liệu chữa bệnh. Trong dân gian, có rất nhiều cách chế biến ngải đen mang lại hiệu quả cao như cát lát sắc uống, tán thành bột sử dụng hoặc ngâm với rượu đều được.
Mời đọc: Cây đinh lăng tăng cường sức khỏe, trí nhớ, suy nhược, ốm yếu.
Được biết ngải ngâm rượu được cho là loại rượu rất tốt cho sức khỏe, quý hiếm và hỗ trợ sức khỏe cực tốt. Chính vì thế mà việc tìm kiếm ngải đen thật và biết cách ngâm là điều hết sức quan trọng. Để làm được bình rượu chuẩn cần chuẩn bị nguyên liệu: ngải đen, lô hội, long đảm thảo, đại hoàng, phiến hồng hoa, tá dược. 2L rượu gạo hoặc nếp nguyên chất nồng độ cao trên 40 độ là tốt nhất. Bình đựng nên bằng thủy tinh hoặc sứ có nắp đậy.
Các nguyên liệu trên đem rửa sạch, phơi khô để ráo. Tốt nhất nên tráng qua một lần rượu cho sạch sau đó sắp lớp vào bình. Rượu nếp đổ từ từ vừa sấp hết các nguyên liệu là được. Đậy kín tránh công trùng rơi vào. Ngâm trong vòng 2 đến 3 tháng thì có thể đưa ra dùng. Tốt nhất nên uống một ly nhỏ trước khi ăn cơm. Hiệu quả sức khỏe được cải thiện một cách nhanh chóng và qua từng ngày.
Ngải đen là một loại dược liệu quý và khó tìm, vì vậy giá của ngải đen khá cao so với nhiều loại dược liệu khác. Vì thế khi tìm mua cũng cần sáng suốt trong lựa chọn địa chỉ uy tín bày bán, ít nhất ngải đen có giá từ 300 nghìn/kg tùy vào từng khu vực bán. Tránh mua phải hàng kém chất lượng đã bị khô, mất hết thành phần dược tính.
Nguồn: https://binhngamruouhanquoc.com/