Cỏ mần trầu hay có tên khác là thanh tâm thảo, là loại cỏ thông thường không một ai không biết mọc dại ở rất nhiều nơi đất trống, quanh ao hồ hay sân bóng, ngoài đường… Cứ thiết nghĩ nó mọc hoang mà bỏ đi không hết nhưng nó là một vị thảo dược có trong các bài thuốc chữa bệnh. Tuy vậy nó lại là thành phần thảo dược không thể thiếu trong các bài chữa bệnh mà không phải ai cũng biết.
Xem thêm: Địa chỉ mua bình ngâm rượu TPHCM giá tốt và uy tín
Cỏ mần trầu là gì?
Đặc điểm
Nói đơn giản, cỏ mần trầu nhìn khá giống lúa, mọc ven đường, sông, ao, hồ rất nhiều. Khi ra hoa trẻ con vẫn thường ngắt sát gốc để chơi kéo co. Là loại cây thân thảo sống lâu năm. Cao chỉ tầm khoảng dưới 90cm. Mọc thành bụi, bờ bò sát dưới đất
Lá cây mần trầu dài và nhỏ, độ dài khoảng 20-35cm, rộng chỉ khoảng 1-2cm, bóng và không lông. Cây không thân, kiểu cỏ chỉ có lá. Mỗi cây bụi lên đến trên trăm lá khá dai. Chỉ có một gân giữa không phân nhánh. Đặc biệt hoa mọc trên cuống dài mọc ra từ gốc, dai và xốp bên trong, bóng và xanh thẫm như màu của lá. Hoa mọc ở ngọn của cuống có từ 4-5 cánh, mỗi cánh mang trên mình hàng trăm túi hoa ly ti nhìn như con sao biển màu trắng ngà. Quả thuôn dài chỉ từ 1,5mm
Xem thêm: Hà thủ ô đỏ có tác dụng gì? | Thảo dược quý giúp “xanh tóc, đỏ da”
Loại cỏ này trước đây và một số vùng nông thôn, người dần chỉ để cho gia súc ăn mà không biết đến thành phần dược tính có trong nó có thể chữa bệnh. Cỏ mần trầu có vị ngọt, tính bình có tác dụng hạ nhiệt, tiêu viêm và là thành phần trong các bài thuốc chữa bệnh.
Thành phần dược tính trong cỏ mần trầu
Trong thành phần của cỏ có chứa muối nitrat, phần trên mặt đất có chứa beta palmitoyl và sitosterol. Phần cành và lá thường có chứa flavonoid. Trong đông y, cỏ mần trầu có tính vị, quy kinh, tính bình, vị ngọt hơi đắng có khả năng hạ nhiệt, cầm máu, tan ứ, làm mát gan…
Xem thêm: Omega Việt Nam – Địa chỉ bán cây thuốc nam tốt nhất
Tác dụng dược lý và chủ trị của cỏ mần trầu được dùng trong điều trị cao huyết áp, sốt, tiểu tiện kém, trị mụn nhọt… Thông thường mỗi ngày nên dùng từ 60 đến 100g dạng cỏ khô hoặc từ 300 đến 500g dạng cỏ tươi. Khi dùng nên cho vào sắc và uống.
Cỏ mần trầu được biết đến như thế nào?
Ở Việt Nam, cỏ mần trầu còn là điều lạ lẫm trong công tác chữa trị. Tuy nhiên ở các nước phát triển phương tây như:
- Ở Philippin người ta đã dùng cỏ mần trầu trong thuốc lợi tiểu, chữa đi ngoài, kiết lỵ, dùng nước sắc để gội đầu thay dâu gội giúp sạch tóc và chống rụng
- Ở Venezuela người dân đã dùng cỏ mần trầu để nấu nước tắm trị các bệnh ngoài da, nhất là bệnh vàng da ở trẻ em
- Người dân ở Bangladesh thì dùng rễ của cây mần trầu kết hợp với một số loại cây khác để điều trị sa tử cung ở phụ nữ
- Người dân ở Malaysia, sử dụng nước ép cỏ mần trầu được dùng cho phụ nữ sau khi sinh để làm sạch và còn đồng thời dùng cho bệnh nhân hen suyễn.
Công dụng từ cỏ mần trầu
Nói đến cỏ mần trầu phải nói đến công dụng tuyệt vời trong chữa bệnh bạc tóc sớm, hay rụng tóc, hư tổn. Nó là thành phần chính yếu khi kết hợp với một số loại thảo dược để tạo ra các sản phẩm dầu gội thảo dược trên thị trường
- Đối với chứng rụng tóc: Dùng phần thân và lá của cỏ mần trầu đem rửa sạch để ráo rồi cho vào nồi nước đun đến khi chiết xuất được hết thành phần bên trong cỏ ra ngoài, nước chuyển sang màu xanh thẫm thì lọc bỏ bã. Sau đó cô cạn lại còn 1 lít
Tiếp theo gội đầu sạch sẽ với nước lạnh rồi để ráo tóc. Dùng 1 trước 1 chén nước cỏ mần trầu thấm vào chân tóc cho thấm. Sau khi khô lại thấm tiếp cho hết chén nước. Sau đó gội sạch lại với nước. Kiên trì làm tuần 3 lần tình hình tóc sẽ cải thiện
Đối với tóc muốn giảm bạc, trị bạc sớm: Lấy một nắm cỏ mần trầu đun cùng với một nắm hương nhu và 2 quả bồ kết đã nướng thơm. Nấu hỗn hợp này cho đến khi sôi sủi bọt rồi dùng nước này pha loãng ra để gội thường xuyên vừa chắc khỏe, bóng mượt và đen hơn
Xem thêm: Cây phong thủy
- Điều trị mụn nhọt ở trẻ, sốt cảm, nổi mầy đay, mẩn đỏ, tưa lưỡi: Dùng 120g cỏ mần trầu tươi đem rửa sạch giã nát, vắt lấy nước uống bỏ bả đi. Ngoài ra, nếu không có cỏ mần trầu tươi có thể dùng 20g cỏ khô sắc với khoảng 400ml cô cạn còn ¼ chia làm 2 lần uống
- Hỗ trợ chữa trĩ ngoại: Nguyên liệu chuẩn bị gồm 200g cỏ mần trầu, 200g vỏ đậu xanh, 200g cam thảo, 200g khương truật, 200g kim ngân hoa. Tất cả đem rửa sạch để ráo, thái nhỏ sau đó đem đi phơi khô. Tiếp theo lấy các loại thảo dược trên đem sắc cùng 1 lít nước loãng để lấy nước uống hàng ngày. Ngoài chữa trị bài thuốc còn có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giúp máu huyết không bị tích ứ, điều này giúp hạn chế sự phát triển của búi trĩ.
Cách 2: Sử dụng 30g cỏ mần trầu, 30g lá hương nhu, 30g lá trầu không, 30g lá sung, 30g lá cây cải cúc. Tất cả đem rửa sạch rồi đun với 1,5 – 2 lít nước, thêm vào 1 chút muối trắng. Trước khi dùng nước này cần vệ sinh hậu môn với nước muối ấm. Sau đó dùng nước cỏ mần trầu mới nấu còn hơi nóng để xông hậu môn mỗi tối trước khi đi ngủ. Sau đó dùng nước này để rửa lại hậu môn và để ráo
- Chữa tăng huyết áp: Sử dụng 500g cỏ mần trầu tươi rửa sạch, để ráo sau đó giã nát rồi đun sôi với 1 bát nước. Để nguội vắt lấy nước cốt thêm chút đường chia làm ngày 2 lần uống
- Giúp an thai đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai giai đoạn đầu: Dùng 8g cỏ mần trầu, 1 củ sả, 8g cỏ tranh, vài lát gừng và vỏ quýt. Tất cả đem đun sôi với nước chia làm 2 lần uống trong ngày
- Trị nóng trong người, tiểu gắt, da mẩn đỏ: sử dụng 40g cỏ mần cùng 20g cỏ rễ tranh trầu sắc với nước loãng uống một lần trong ngày
- Chữa trẻ hay đái dầm: Lấy 20g cỏ mần trầu sắc cùng với 20g mùi tàu, 20g rau ngổ, 10g cỏ sữa. Hỗn hợp này chia làm 2 lần uống trong ngày.
- Điều trị băng huyết: Chuẩn bị nguyên liệu mỗi thứ 1 nắm gồm: cỏ mần trầu, cam thảo nam, muồng trâu thái nhỏ, rau má, cỏ mực, cây ké, 10 lá ngải cứu, 10 lát sả, 10 lát gừng, 1 vỏ quýt. Cho tất cả nguyên liệu vào trong ấm nước và sắc cho đến khi còn 2 chén nước. Chia ra dùng 2 lần trong ngày
- Chữa nổi mụn trong miệng, nhiệt miệng: việc sử dụng nhiều đồ cay nóng và chất kích thích dễ gây nhiệt miệng do nóng trong người
Sử dụng 1 nắm cỏ mần trầu, 1 nắm cây muỗng trâu, 1 nắm rễ cỏ tranh, 1 nắmrau sam, rau má, rau ngót, rau dền trắng, cỏ mực, cây ké, cây đậu săng, cam thảo nam mỗi loại 1 nắm, bí đao vài khoanh mỏng, củ sả, gừng tươi, vỏ quýt. Tất cả đem sắc với nước ngập mặt, sắc cô cạn còn 1 bát nước uống ngày 2-3 lần
Xem thêm: Thực phẩm dành cho người bị bệnh tiểu đường
- Chữa sỏi đường tiết niệu: Dùng 40g cỏ mần trầu, 20g hoa mã đề, 8g mộc thông, 8g chi tử, lá tre 20 lá, 8g cam thảo, 8g cù mạch, 12g hương phụ chế, 16g sinh địa. Tất cả đem sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần.
- Phòng bệnh viêm não truyền nhiễm: Lấy 30g cỏ mần trầu hãm như nước trà và uống trong ngày. Dùng 3 ngày liên tục sau đó nghỉ 10 ngày và tiếp tục chu kỳ 3 ngày tiếp theo.
- Điều trị viêm gan gây vàng da: Chuẩn bị 60g cỏ mần trầu và 30g rễ tổ kén đực. Cho nguyên liệu vào nấu trong ấm nước rồi uống hàng ngày.
- Viêm tinh hoàn: Chuẩn bị 60g cỏ mần trầu tươi và 10 cùi vải. Dùng nguyên liệu sắc lên cho tinh chất tan ra trong nước rồi dùng để uống hàng ngày.
Cỏ mần trầu tuy là cỏ dại nhưng có rất nhiều công dụng tốt trong chữa bệnh. Tuy nhiên kiến thức y học của người dần còn chưa biết nên hay phun thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật nên khi dùng cần tránh những nơi đã phun thuốc gây hại đến sức khỏe khi dùng. Cỏ mần trầu còn là thành phần không thể thiếu trong các loại dầu gội dược liệu chống rụng tóc, trị tóc bạc và gàu.
Nguồn: https://binhngamruouhanquoc.com/