Người ta vẫn thường trồng đinh lăng lâu năm và chờ lấy rễ. Nhưng ít ai quan tâm đến lá đinh lăng là một vị thuốc quý, tốt, thậm chí là loại rau ăn sống cực kỳ ngon và bổ dưỡng. Ngoài ra còn nhiều công dụng bất ngờ khác từ đinh lăng mà ai đã trồng đều phải hối hận vì không biết sớm hơn.
Lá đinh lăng có tác dụng gì?
Thảo dược này có vị hơi đắng, nhạt, tính bình, có mùi thơm thuốc bắc rất kích thích vị giác, giúp bổ huyết, giải độc, tiêu viêm, mát gan và tiêu thực, lợi sữa… Lá cây đinh lăng thường được thu hái lá non quanh năm để dùng ăn gói, quấn rau, hay sao khô nấu nước, làm ruột gối…
Lá đinh lăng không những có thể chữa bệnh mà còn là hoạt chất chống oxy hóa, lõa hóa cực tốt, giúp hỗ trợ kéo dài tuổi thọ và đặc biệt là tất cả bộ phận cây đinh lăng đều có thể chế biến làm thuốc chữa bệnh hay làm thức ăn…
Xem thêm: Cỏ xước chữa đau nhức xương khớp, chống viêm, suy thận, đau đầu
Lá cây đinh lăng có thể chữa cảm sốt, giúp tiêu viêm do mụn, nhọt sưng tấy. Thường sử dụng lá non giã nát với chút muối đắp lên vết mụn đang sưng giúp tiêu và giảm sưng. Các bộ phận khác dùng để ngâm rượu đặc trị phong tê thấp.
Hoa đinh lăng cũng là một vị thuốc trong đông y để chữa bệnh, giải nhiệt cũng như thanh lọc cơ thể. Có thể nói tất cả bộ phận đinh lăng đều đáng giá cho sức khỏe cũng như trong đời sống.
Những bài thuốc từ lá cây đinh lăng điều trị bệnh
Lá đinh lăng được chữa như thế nào? Chữa bệnh gì sẽ được giải đáp ngay sau đây. Theo đó, lá của cây đinh lăng sẽ thường được dùng dưới nước sắc hơn. Ngoài ra dạng rượu ngâm cũng có hoặc dạng bột tán để chữa ho, chữa tắc sữa, kiết lỵ, suy nhược cơ thể…
- Chữa đau xương khớp với lá đinh lăng có hai cách là sử dụng lá tươi hay lá khô:
Đối với lá đinh lăng tươi: dùng khoảng 200-300g lá tươi đem rửa sạch nấu cùng với 200-500m nước. nên đun với lửa nhỏ và đảo lá từ trên xuống. Đun nhỏ khoảng 10 phút là dừng và chắt nước để uống.
Đọc thêm: Cao trăn tác dụng chữa đau nhức xương khớp, cơ thể gầy yếu, suy nhược
Có thể tận dụng xác lá đinh lăng thêm khoảng 200ml nước để nấu lại lần hai chắt nước uống tiếp trong ngày.
Đối với lá đinh lăng phơi khô: lá đinh lăng này có mùi thơm hơn, đặc trưng mùi thuốc bắc rất thơm. Lá tươi thì không có mùi này. Lá đinh lăng khô khi nấu thì cần nhiều thời gian hơn và dễ uống hơn. Dù đã phơi khô nhưng vẫn giữ được các hoạt chất cần thiết trong lá.
Tuy nhiên, đối với người có nhịp tim không ổn định, huyết áp cao không nên dùng quá nhiều vì trong đinh lăng có chứa khá nhiều hoạt chất saponin. Khi dùng nhiều sẽ làm tăng nhịp tim cao. Chất Ancaloit khi sử dụng quá nhiều dễ tới hoa mắt chóng mặt.
Tìm hiểu: Thiên niên kiện chữa thoát vị đĩa đệm, đau nhức xương khớp
Hoạt chất Flavonoid có trong đinh lăng khi dùng nhiều cũng dễ khiến xa xanh xao hay trắng bệch, không tốt với người có chức năng gan kém. Vì thế mà việc sử dụng cần đúng liều lượng và đúng cách.
- Chữa các bệnh về đường tiêu hóa: đối với người bị đầy hơi, khó tiêu thì trà từ lá đinh lăng rất tốt hỗ trợ đường tiêu hóa. Kể cả với một số bài thuốc về chữa trĩ, lá đinh lăng cũng góp phần giúp ổn định.
Ngoài ra, họ thường dùng lá đinh lăng tán bột mịn và tạo khối để vệ sinh, massage trực tràng, búi trĩ tránh nhiễm khuẩn và chống viêm, thường dùng trước khi đi ngủ. cây đinh lăng cũng thường để trị viêm loét dạ dày, hang vị…
- Điều trị bệnh ngoài da như mẩn ngứa, mề đay: Nên dùng khoảng 800gr lá đinh lăng tươi hoặc 400gr lá đinh lăng khô đem đun nước với khoảng 500ml cô cạn còn 1 nửa để uống. Phần lá còn lại có thể đem đun sôi với 1 lít nước để tắm, dùng bã đề chà lên vùng mẩn ngứa rất hiệu quả.
Lợi tiểu, tốt cho thận: Sử dụng trà nấu từ lá đinh lăng giúp cho người nóng gan, thận yếu cải thiện hiệu quả từ xưa đến nay. Những người bị cao huyết áp vẫn có thể áp dụng với liều lượng vừa đủ giúp thanh lọc nhanh, hạ được huyết áp ổn định.
Đọc tiếp: Tầm gửi nghiến chữa đau nhức xương khớp, bệnh gout, suy nhược
- Bồi bổ cho phụ nữ sau sinh: Những người mới sinh con xong cần 1 thời gian để hồi phục. Chính vì thế nấu lá đinh lăng cùng các món ăn thường ngày giúp bồi bổ cơ thể, kháng viêm chống khuẩn cho tầng sinh môn còn chưa khỏi hẳn.
- Chữa phong tế thấp bằng cách đun nước đinh lăng uống mỗi ngày như nước chè, hạn chế tối đa những cơn đau từ khớp, xương hay tê bì chân tay.
- Chống đổ mồ hôi trộm ở trẻ: lá đinh lăng từ xa xưa đã được truyền tai nhau bởi công dụng làm gối nằm cho trẻ. Người ta chọn hái những lá đinh lăng đã già sau đó đem rửa sạch, phơi thật khô và làm gối cho trẻ.
Không những tránh mồ hôi trộm cho trẻ mà còn giúp trẻ ngủ êm, sâu, không giật mình. Người lớn cũng có thể dùng để lót gối nằm giúp cải thiện giấc ngủ rất tốt .
- Chữa thiếu máu, giúp bổ máu: Những người sau tai nạn, chấn thương thường bị mất máu nhiều. Nhất là ở phụ nữ rối loạn kinh nguyệt hay rong kinh thì việc uống nước lá cây đinh lăng giúp làm sản sinh lại tế bào hồng cầu, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra bạn có thể đọc bài ăn gì bổ máu để thêm kiến thức.
- Trị chứng mất ngủ: dùng khoảng 30g lá đinh lăng, 20g lá vông, 20g lá tang diệp, 16g liên nhục, 12g tâm sen hoặc hạt sen. Tất cả đem nấu chung với khoảng 500ml nước cô cạn còn 1/3 chia làm 2-3 lần uống trong ngày.
Cách này không những cải thiện được giấc ngủ ngon, ngủ sâu giấc mà còn giúp ổn định tinh thần, giảm stress, mệt mỏi, giảm chứng đau đầu và hoa mắt chóng mặt rất tốt. Giúp kích thích ăn ngon và ngủ tốt.
Ngoài ra, lá đinh lăng dùng kết hợp với một số lá rau rừng như lá xoài non, lá cóc non, lá tía tô, xoài xanh, chuối chát, diếp cá để ăn sống, làm gỏi cực kỳ ngon, bổ dưỡng và giải nhiệt. Nếu gia đình không có điều kiện trồng cây. Có thể mua trà đinh lăng dạng túi lọc hoặc lá đinh lăng phơi khô để dùng dần.
Đinh lăng hiện nay có khá nhiều loại như đinh lăng lá nhỏ, lá to, lá tròn, lá bạc, lá vằn… Nhưng nên chọn loại đinh lăng lá nhỏ hay gọi lá đinh lăng lá nếp có chứa nhiều thành phần dược tính hơn và ăn sống được.
Nguồn: https://binhngamruouhanquoc.com/