Chuối hột hiện nay không còn được trồng và nhân giống rộng rãi do ít ai biết đến công dụng của nó. Nhưng từ khi được biết đến chuối hột rất tốt khi dùng hạt để tán bột hoặc sao vàng uống điều trị dạ dày, sỏi thận hay phòng ngừa cảm, sốt, các bệnh ngoài da… thì nó lại được săn lùng nhiều hơn. Nhưng từ lâu nay, mọi người vẫn truyền tai nhau về rượu ngâm chuối hột cực kỳ tốt cho sức khỏe, sự thật là gì?
1. Chuối hột là gì?
Chuối hột hay còn gọi là chuối chát, thuộc họ chuối thường mọc đầu tiên tìm thấy ở các quốc gia nhiệt đới. Ở Việt Nam, thảo dược này thường được tìm thấy ở các vùng núi cao nước ta và mọc hoang. Nhất là các tỉnh miền Bắc, Tây Nguyên. Cây chuối hột trông giống hết cây chuối ta, thân có hơi cao hơn. Tuy nhiên buồng chuối lại khá lớn và bên trong quả chỉ đa phần là hột. Toàn bộ bộ phận của cây chuối hột đều có thể sử dụng được mà không bỏ đi gì.
Quả chuối hột là tốt nhất và sử dụng chính yếu nhất, nó giúp giải được mọi thứ độc tố, lợi tiểu, làm mát cơ thể, tiêu cơm, sát trùng, lương huyết, làm đánh bay sỏi thận, thoái nhiệt và làm giảm cơn đau bụng. Trong khi đó thân chuối, củ chuối có thể làm rau sống ăn, hoặc là thức ăn cho gia súc như gà, lợn, ngan… Chúng hoàn toàn còn có thể để trị bệnh cho gia súc gia cầm, lá cây chuối hột giống chuối ta, bản to, mềm dùng để gói bánh. Hoa chuối dùng để ăn sống và chế biến món ăn khá ngon.
Xem thêm: Táo mèo – 18 tác dụng chữa bệnh cực kỳ hiệu quả từ quả Táo Mèo
Chuối hột có tên khoa học là Musa brachycarpa Back, trong dân gian hay gọi là chuối chát hột. Quả chuối hột khi còn xanh và non thường dùng để ăn sống có vị chát nhẹ và tốt cho dạ dày như làm gỏi cuốn, gỏi bíp thấu… Ngoài các thành phần dinh dưỡng tốt như đường, chất xơ… thì trong chuối xanh còn chứa hàm lượng chất tanin cao, chất này đối với cơ thể người có tác dụng làm săn se niêm mạc, tránh được tiêu chảy nên thường được kết hợp khi ăn chung với rau sống mà không sợ bị lạnh bụng.
Chuối hột chín khá ngọt và béo, thường vẫn được ăn sống nhưng vì hột chuối lớn nên khó tiêu khi chưa sử lý nên hầu như mọi người đem lột vỏ, phơi khô và để dùng làm vị thuốc trị bệnh. Theo nghiên cứu tây y cho thấy, trong loại chuối hột này có hai hợp chất chính quan trọng là nore-pinephrin và serotinin, thêm vào đó nữa là hoạt chất dopamin, catecholamin một loại hoạt chất đang được xác định. Nên chuối hột hoàn toàn có nhiều tác dụng trong y học.
Theo y học đôn y thì chuối hột có vị chát, tính mát có tác dụng giải độc. Dân gian hay thường dùng để chữa đau lưng, xương khớp, nhức mỏi, sỏi thận, sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang, cảm sốt hay các bệnh ngoài da như lang ben, hắc lào… Người xưa thường lột vỏ phơi khô và sắc thuốc với một số loại vị thuốc khác để chữa bệnh. Tuy nhiên, theo lời khuyên của các cổ truyền y học, thì việc ngâm rượu chuối hột với rượu nếp trên 40 độ giúp chiết xuất được hết hoạt chất tốt có trong chuối. Tốt với đàn ông có thói quen uống 1 ly trước ăn cơm.
2. Rượu chuối hột có tác dụng gì ?
Rượi chuối hột ở dân gian, địa phương hầu như nhà nào cũng có 1 hũ trong nhà với tác dụng điều trị nhiều bệnh hiệu quả như:
- Rượu chuối hột khi kết hợp với các vị thuốc khác có công dụng điều trị được các loại bệnh nhẹ như cảm sốt, táo bón, đau bụng do lạnh, hắc lào, lang ben…
- Táo bón đặc biệt là với trẻ em,cha mẹ không nên bỏ qua bài thuốc từ chuối hột rừng. Sử dụng chữa bệnh bằng cách lấy 1-2 quả chuối nướng trong bếp lửa đến khi ngả sang màu đen. Dùng nghiền nát để cho trẻ ăn. Các chất xơ trong chuối rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
- Hạt của quả chuối rừng được dùng như một vị thuốc mang lại công dụng giúp tiêu sưng, giảm đau, tốt cho người bị thấp khớp, nhức mỏi chân tay, đau lưng.
- Rượu chuối hột khá tốt cho đường ruột hay đường tiêu hóa. Theo nghiên cứu chúng giúp kích thích đường tiêu hóa ổn định, điều trị các chứng đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi mệt và lợi tiểu, bổ thận.
- Cải thiện tình trạng ăn ngủ kém. Ăn không ngon, chán ăn, người gầy gò sút cân. Người hay bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc, hay thức giấc nửa đếm cũng có thể sử dụng rượu chuối hột rất tốt
- Cách chữa dạ dày bằng quả này có thể áp dụng bằng cách phơi khô và xay nhuyễn thành bột. Hiệu quả mang lại không chỉ điều trị các tổn thương, viêm loét ở dạ dày mà còn giúp cơ thể khỏe mạnh toàn diện, phục hồi chức năng cho các cơ quan nội tạng khác.
- Vì chuối hột tốt để lợi tiểu nên được dùng nhiều cho bệnh nhân có sỏi thận, sỏi tiết niệu và đau dạ dày đại tràng.
- Quả chuối hột được sử dụng nhiều trong điều trị sỏi thận từ xưa. Dưỡng chất trong chuối đặc biệt là hạt giúp đánh tan sỏi thận,sỏi tiết niệu, bàng quang…
- Chữa đau bụng kinh: vỏ quả chuối, quế chi, cam thảo sử dụng 50g vỏ chuối hột đã phơi khô, sao vàng và tán bột. Quế chi 5g, cam thảo 3g, tán bột. Trộn đều các nguyên liệu cùng mật ong thành viên 5g, uống 1 viên 3 lần trong ngày cùng với nước ấm.
3. Cách ngâm rượu chuối hột
3.1 Cách chọn nguyên liệu trước khi ngâm
- Bước đầu tiên là chọn nguyên liệu, bước này quan trọng bởi chọn chuối và rượu là vấn đề quyết định chất lượng thành phẩm. Nên chọn chuối hột rừng là tốt nhất. Chuối hột trồng quả to nhưng lại ít thành phần hoạt chất chữa bệnh hơn
Tùy vào sở thích và người uống mà có thể chọn chuối xanh, chính hoặc ương vừa chín tới là tốt nhất. Nếu mua chuối khô đã bán sẵn thì cần lựa chọn nơi uy tín vì dễ bị bảo quản hay hóa chất. Loại này thường người ta bóc vỏ sẵn và phơi khô rồi
- Đối với rượu ngâm chuối: rượu để ngâm chuối hột nói riêng và các loại rượu ngâm khác nói chung cần chọn rượu nếp nấu có nồng độ cồn trên 40 độ là tốt nhất. Bởi thành phần tinh bột của gạo nếp có chứa nhiều và chủ yếu là Amylopecatin.
Chất này rất dễ hồ hóa và làm tăng độ ngon và đậm của rượu, đồng thời nồng độ rượu lớn dễ chiết xuất hoạt chất trong thuốc ngâm. Bình ngâm rượu thì nên chọn bình thủy tinh hoặc bình sứ sẽ giúp rượu ngon, dễ bảo quản và tốt, thân thiện với sức khỏe hơn.
3.2 Ngâm rượu chuối hột
- Tiến hành ngâm rượu: Chọn loại chuối hột rừng sẽ cho hiệu quả cao hơn. Nếu không có, vẫn có thể sử dụng chuối hột trồng.
Đối với chuối đã chín ngâm sẽ có vị ngọt thanh hơn, màu sắc cũng đẹp hơn, thơm và ít chát. Chuối xanh sắt lát sẽ chát hơn tùy vào sở thích và điều kiện tìm kiếm chuối và bảo quản để sử dụng. Sử dụng rượu và chuối tỷ lệ tương xứng sao cho rượu ngập hết chuối đã sắt lát và đậy kín. Rượu chuối hột đem ngâm phải bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời với nhiệt độ phòng khoảng25 độ. Thời gian ngâm từ khoảng 3 tháng trở lên là dùng được.
Bài hay: Kim Tiền Thảo chữa sỏi thận, đái rắt đái buốt, chữa trĩ
Cách dùng rượu chuối hột cũng khá đơn giản. Đối với người bệnh nên dùng 2 lần/ ngày. Mỗi lần 1 chén nhỏ trước ăn cơm hoặc trong khi ăn. Không nên lạm dụng uống nhiều hơn 1-2 chén trong 1 lần. Bởi rượu thuốc vốn dĩ không như rượu thường dễ gây tác dụng không mong muốn hay tác dụng phụ. Tuy là rất tốt cho sức khỏe. Thì việc sử dụng rượu chuối hột cần hỏi ý kiến bác sĩ, thầy thuốc để tránh sai lầm đáng tiếc. Khi sử dụng nên dùng đúng liều lượng trị bệnh, không được lạm dụng dùng năm này sang năm khác.
Có nhiều trường hợp tai nạn ngộ độc rượu xảy ra do quá chén với bạn nhậu. Tuy không gây nguy hiểm tính mạng nhưng cần nên cân nhắc do bị kích ứng niêm mạc dạ dày do ngộ độc tanin. Đặc biệt do có lợi ích là giúp dẫn thuốc nhanh và đào thải cũng nhanh có thể ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. Nên tuyệt đối các đối tượng trĩ, táo bón, có thai không được dùng.
Tìm hiểu: Chuối cô đơn chữa sỏi thận, tiểu đường, táo bón, đau bụng, phù nề
Các bài thuốc từ loại dược liệu trên đã được nhiều người sử dụng rộng rãi cũng như ghi nhận hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, không phải người dùng nào cũng có điều kiện để mua được chuối hột tươi, tự phơi khô cũng như sơ chế. Do đó, cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng và tìm kiếm địa chỉ uy tín để mua.
Nguồn: https://binhngamruouhanquoc.com/