Cây mè đen hay còn gọi là Cựu thắng tử, Hồ ma, Du tử miêu, được ghi đầu tiên trong sách Bản thảo với tên Hồ ma. Từ xưa người ta đã biết cây mè đen rất tốt, có mùi thơm và dễ trồng. Cây mè đen không những có tác dụng tốt cho sức khỏe mà còn là một loại thực phẩm ăn ngon cho những bữa cơm hằng ngày. Thế nhưng, hầu như không ai biết cây mè đen còn có thể chữa bệnh.
Cây mè đen là gì?
Đặc điểm
Cây mè đen được địa phương người dân trồng quanh năm, tuy nhiên tùy điều kiện địa hình của từng vùng chọn thời điểm xuống giống thích hợp và mang lại hiệu quả kinh tế nhất. Thích hợp nhất trồng ở những nơi khu vực đồi núi. Khi cây vừng có 3/4 số lá ngả vàng, quả cứng chuyển màu từ vàng xanh sang vàng thẫm hoặc vàng nâu là thu hoạch được. Mè đen còn gọi là hồ ma, du tử miêu cả hạt và cây đều có giá trị sử dụng cao.
Mè đen có cây thân mềm, lá mọc đối xứng có quả tròn, thời gian sinh trưởng từ trên 3 tháng là có thể bắt đầu chuẩn bị thu hoạch. Hạt mè được bọc kỹ trong quả, khi thu hoạch về đem phơi khô để tách hạt. Cây mè được coi là cây cho dầu lâu đời nhất được biết đến. Mè là cây rất chịu hạn nên khá dễ trồng và cho năng suất cao. Nó đã được gọi là một cây trồng sống tốt với khả năng phát triển nơi mà hầu hết cây trồng đều khó sống.
Thành phần
Trong Cây Mè Đen có các thành phần dược tính và dinh dưỡng cao như: Sesame indicin, sesamolin, sesamol, acid oelic, acid arachic,glycerol,vitaminE,calcium, acid linoleic, acid palmitic. Đều là những hoạt chất tốt và nhiều vitamin tốt cho mắt và cơ thể.
Theo đông y, Lá vừng vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng ích khí, bổ não tủy, mạnh gân cốt, khỏi tê thấp. Cây mè đen ngoài lấy hạt thì trong cây có thành phần dược tính cao như lá vừng làm nước gội đầu thường xuyên giúp tóc có màu đen mượt, chắc khỏe hơn. Nếu giã lá vừng tươi vắt lấy nước cốt uống chữa được bệnh rong huyết ở phụ nữ.
Dầu vừng làm từ vừng đen có chứa đến 40% acid béo nhiều nối đôi, một dạng chất béo tốt, 40% acid béo một nối đôi, 18% acid béo bão hoà. Tỷ lệ 4.4.1 đạt tiêu chuẩn vì yêu cầu lý thuyết là mỗi thứ 1/3, nhưng trong thức ăn hàng ngày thường có acid béo bão hoà.
Xem thêm: Quả Bồ Kết trị rụng tóc, làm tóc đen mượt, trị ho, trị trĩ, táo bón
Vì thế việc dùng các loại dầu thực vật đặc biệt là dầu mè rất tốt, đặc biệt là phụ nữ và người bị mụn. Dầu vừng không lo về phần bảo quản vì để lâu không bị ôi. Tuy nhiên dầu vừng dễ bị bắn khi chiên nếu tiếp xúc cùng nước vì thế cần cẩn thận. Đặc biệt, nếu khử dầu mè chưa tới dễ bị hôi.
Tác dụng từ cây mè đen
Ở các nước khác họ vẫn tin ở cây mè vừng như một vị thuốc. Đặc biệt ở Trung Quốc và Ấn Độ, các phụ nữ thường nấu lá mè hoặc rễ mè để gội đầu thay cho dầu gội, họ cũng có thể kết hợp thêm bồ kết hay các loại thảo dược cho đen tóc, bóng mượt tự nhiên và chữa chứng rụng tóc.
Tìm hiểu: Gạo lứt giảm cân, ngừa ung thư, tim mạch, tiểu đường, giải độc gan ,..
Trong khi đó Ở Iran và Châu Phi, người ta dùng cây mè làm thuốc thông kinh, trị rong kinh ở phụ nữ, nhuận trường và chữa bệnh ho khan, ho có đờm, ho do cảm lạnh… Bên cạnh đó, việc trồng mè đen còn giúp cải thiện chất lượng đất tốt, khử chua cho đất giống đậu lạc.
Một số thổ dân da đỏ thường dùng lá cây mè đen nhai nhỏ ra sau đó đắp các vết thương hở để cầm máu và sát khuẩn.
Sau đây là 14 tác dụng của cây mè đen:
- Chữa mụn nhọt, lở ngứa ngoài da: Cây mè có hoa màu trắng thường được dùng rửa sạch và đem đi giã nát, có thể thêm một chút muối và đắp vào chỗ đau, giúp làm giảm sưng tấy, cải thiện các vết bầm hay các vết thương hở trị dứt điểm tình trạng về da.
- Chữa nhọt lở loét: Lấy 1 vốc vừng đen rang vàng sau nhớ nhỏ lừa vì vừng dễ cháy thành than. Chỉ cần lấy tay vò nhẹ có màu vàng thơm là được. Đem đi tán nhỏ, vệ sinh vị trí bị nhọt bằng nước muối sinh ký, sau đó đắp bột vừng lên vết nhọt vài lần sẽ khỏi.
- Chữa nhọt độc: lấy khoảng 40 g dầu vừng được ép nguyên chất từ hạt vừng đã phơi khô. Nấu sôi cùng một bát ăn cơm giấm. Sau đó chia ra uống ngày 5 lần sau khi ăn 30 phút. Kiên trì để giảm sưng tấy và phát triển của nhọt.
- Chữa mỏi tay chân, đau lưng do phong thấp: Hạt mè đem sao thơm giã nhỏ, ngày uống 2-3 lần mỗi lần chỉ khoảng 10-15g, uống với rượu hay nước đều được. Sẽ giảm tình trạng tê mỏi chân tay do đổi thời tiết, nhất là các khớp gối.
- Chữa bỏng lửa hoặc nước sôi: Lấy vỏ hạt mè đốt hay nướng lên sau đó nghiền mịn, hòa phần bột này với dầu mè để bôi lên vết bỏng, không để lại sẹo hay bị trưc nước.
- Chữa rết cắn: Người xưa thường kiếm hạt vừng nhai ra đắp lên vết thương để tránh chất độc xâm hại vào máu sau đó băng lại. Đồng thời dùng dây vải buộc cố định phần trên vết cắn để tránh chất độc lan nhanh vào máu.
- Chữa táo bón: Uống 1 chén dầu vừng hoặc mỗi buổi sáng ăn một nắm hạt vừng là khỏi, hoặc có thể nấu cháo vừng ăn cho dễ. Hoặc Lấy 40 g vừng đen sao gần cháy, để nguội, tán bột và cho uống, mỗi lần uống 12 g.
- Chữa chứng nôn mửa: giã nát một bát hạt vừng thêm ít nước và ép lấy nước cốt. Khi uống, pha thêm chút muối người bệnh sẽ nhanh ổn định lại. Nên uống khi còn nóng để làm dịu dạ dày.
- Chữa tóc khô, không đen mượt: Lấy một nắm lá vừng, một nắm lá dâu và 40 g nước gạo nấu lên, dùng nước này gội đầu. Pần dầu có trong mè cực kỳ tốt cho dưỡng tóc và kích thích tóc mọc tốt hơn, nhanh hơn, đen khỏe hơn.
- Chữa thai chết lưu không ra được: Lấy 40 g dầu vừng và 40 g mật nứa trộn lẫn vào nhau, thêm nước nấu lên sau lấy ra uống, thai sẽ ra khỏi bụng. Cần kiên trì uống 3 lần/ngày để thấy kết quả.
- Chữa đau tim khi đang mang thai: Lấy một vốc hạt vừng sắc với hai chén nước sau đó cô đặc lại còn 3 phần thì lọc bỏ bã lấy nước uống hết. Hoặc chia làm 2 lần uống trong ngày để ổn định lại.
- Chữa sinh khó vì khô nước ối: Lấy dầu vừng với mật ong mỗi thứ 1 bát đem đun sôi vài lần, sau lấy trộn cùng hoạt trạch 40g và cho sản phụ uống. Tình trạng sẽ ổn định hơn.
- Chữa viêm đại tràng: Vừng đen 40 g rang thơm và 1 bát mật mía, mỗi lần uống 1 thìa canh vừng trộn lẫn với 1/3 thìa canh mật mía, uống ngày 2 lần, uống liên tục trong một tháng sẽ khỏi. Kết hợp với hạn chế ăn đồ cay nóng, các chất kích thích và đặc biệt kiêng sữa, cafe tránh đi ngoài phân lỏng.
- Chữa đau lưng: Đau lưng do suy thận hay phong hàn thấp: Vừng đen 40 g sao cháy, tán bột, mỗi lần uống 10-12 g với rượu hoặc mật hay nước gừng, uống vài lần sẽ khỏi.
Ngoài ra bên cạnh chữa bệnh thì lá mè còn dùng để nấu nước uống làm tăng tuổi thọ, da mặt tươi sáng và mịn màng hơn. Mè đen sử dụng trong các món ăn cũng rất thông dụng như đổ bánh tráng, dùng làm muối chấm, làm gia vị cho các món gỏi thêm thơm ngon…
Những lưu ý khi sử dụng mè đen
Thường các trường hợp dị ứng sốt phát ban, nổi mề đay, ngứa mặt da. Về hô hấp thì có thể thở khò khè, hoặc khó thở. Ngứa trong miệng hoặc lưỡi. người bị dị ứng mè đã được cảnh báo tránh xa một số loại thực phẩm chế biến có dầu thực vật nói chung và hạt mè và dầu mè nói riêng. Nên trước khi sử dụng cần sử dụng một lượng nhỏ, không nên sử dụng liên tục trong một tuần liền dù không dị ứng.
Cây mè đen là bạn của bà con nông dân trong đời sống hàng ngày, từng món ăn và có tác dụng trong làm đẹp, chữa bệnh. Chính vì thế, việc nên dự trữ mè đen trong nhà là việc nên làm. Và cần bảo quản nơi khô thoáng, tránh để bị hôi dầu, ẩm mốc dễ gây độc hại cho cơ thể. Và cần tìm địa chỉ uy tín, cơ sở sản xuất an toàn không thuốc sâu, chất bảo quản để tìm mua mè đen đạt tiêu chuẩn.
Nguồn: https://binhngamruouhanquoc.com/