Nguyên nhân trẻ bị muỗi đốt sưng ngứa chảy nước và cách xử lý

trẻ bị muỗi đốt

Vào mùa hè hay mùa mưa ẩm ướt sẽ khiến những loài côn trùng sinh sôi đặc biệt là muỗi. Khi bị muỗi đốt cơ thể sẽ sinh ra phản ứng miễn dịch bằng cách nổi lên những vết mụn đỏ sưng ngứa chảy nước, điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đối với trẻ nhỏ.

Theo dõi bài viết của Dầu tràm Tiên Ông dưới đây để cùng tìm hiểu cách phòng tránh và xử lý khi trẻ sơ sinh bị muỗi đốt bôi gì nhanh khỏi.

trẻ bị muỗi đốt

I. Nguyên nhân muỗi độc đốt sưng ngứa chảy nước

Triệu chứng nổi vết sưng ngứa và chảy nước thông thường không phải do vết cắn của muỗi cây ra mà nguyên nhân là từ sự phản ứng của hệ thống miễn nhiễm của cơ thể đối với protein trong nước bọt của muỗi.

Đây là phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể con người, tự động sản sinh ra histamin kháng lại nước bọt của muỗi làm cho vùng da xung quanh vết cắn đỏ lên và sưng ngứa. Khi ngứa sẽ vô tình có phản ứng gãi ngứa lên vùng da bị đốt dẫn tới vết đốt bị tổn thương và chảy nước.

bé bị muỗi đốt sưng to bôi gì 

II. Triệu chứng thường thấy sau khi bị muỗi đốt

Muỗi đốt sẽ để lại trên da những vết sưng đỏ tròn. Sau khi gãi thì vết đỏ này sẽ lan rộng ra có thể gây lên hiện tượng nổi thành những vết lằn to trên da và lan tỏa rộng ra những vùng xung quanh.

Đối với trẻ em, da bé rất mỏng và nhạy cảm, sức đề kháng yếu nên khi bị muỗi độc đốt có thể gây ra những phản ứng phản vệ: nổi mề đay phồng rộp trên diện rộng, ngứa rát nên bé thường cào lên da gây tổn thương da dẫn tới bị mưng mủ do vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào nếu không xử lý kịp thời, sốt do mắc bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, sốt zika hoặc nghiêm trọng hơn là bệnh viêm não Nhật Bản.

III. Muỗi độc đốt bao lâu thì nổi mụn nước?

Khoảng 3 – 5 ngày thường là khoảng thời gian tương đối để da phản ứng với các chất lạ xâm nhập vào cơ thể cũng như làm lành lại vết thương. 

Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ bạn nên lưu ý nếu vết cắn nổi mụn nước kéo dài, quá khoảng thời gian trên mà vết muỗi vẫn chưa thấy có triệu chứng giảm đi, bạn nên đưa trẻ tới bác sĩ da liễu để được khám và chẩn đoán chữa trị.

Xem thêm: Các loại thuốc trị viêm mũi dị ứng & những lưu ý khi sử dụng

IV. Các cách xử lý vết muỗi độc đốt sưng ngứa chảy nước

1. Xử lý bằng phương pháp dân gian

1.1. Khoai tây

Sử dụng vài lát khoai tây chà vào vùng bị muỗi đốt sẽ giúp giảm ngứa ngay trong vòng 5 phút. Phương pháp này giúp giảm triệu chứng ngứa ngáy khó chịu đáng kể và vết muỗi sẽ không bị sưng và để lại vết thâm.

1.2. Xà phòng khô

Trong xà phòng khô (hay còn gọi là xà bông) có hàm lượng muối natri đáng kể, sau khi gặp nước sẽ tạo ra phản ứng kiềm có tác dụng bão hoá chất độc gây ngứa do muỗi đốt. Bạn có thể dùng nước xà phòng khô bôi trực tiếp lên vùng da bị đốt để khoảng 2- 3 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

1.3. Giấm táo

Bạn có thể sử dụng nước giấm táo pha loãng với nước sôi để nguội sau đó bôi trực tiếp lên vết muỗi đốt và dùng bông gạc đắp lên, nó có tác dụng giảm ngứa và sưng rất hiệu quả.

1.4. Sữa mẹ

Đối với trẻ nhỏ, da bé còn khá non nớt và nhạy cảm nên khi bị muỗi đốt, bạn có thể sử dụng sữa mẹ bôi lên vết muỗi đốt cũng giúp giảm bị sưng và không để lại vết thâm trên da bé.

trẻ sơ sinh bị muỗi đốt

1.5. Sử dụng đá lạnh

Chườm đều đá lạnh trong 1 khoảng thời gian ngắn lên về muỗi đốt cũng giúp giảm sưng ngứa và khó chịu.

1.6. Kem đánh răng

Bạn có thể thoa một lượng nhỏ kem đánh răng lên vùng da bị muỗi đốt, chờ khô rồi có thể rửa lại bằng nước sạch cũng giúp trị muỗi đốt hiệu quả.

1.7. Chanh tươi

Trong chanh chứa axit có tính sát khuẩn cao nên khi bị muỗi đốt bạn cũng có thể sử dụng để ngăn vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, giảm sưng ngứa hiệu quả.

1.8. Một số loại lá rau thơm

Một số loại lá rau thơm như bạc hà, là tía tô, lá cà chua có thể giúp trị vết muỗi và phòng tránh muỗi đốt rất hiệu quả. Sử dụng một trong những loại lá này rửa sạch, vò nát và lọc lấy nước bôi lên vùng da bị đốt hoặc bôi lên da để phòng tránh muỗi.

1.9. Dùng mật ong

Trong mật ong cũng có khả năng sát khuẩn cao nên bạn hoàn toàn có thể dùng để trị vết muỗi đốt. Bạn thoa 1 chút mật ong lên phần da bị đốt sẽ giúp làm giảm ngứa, chống nhiễm trùng da hiệu quả.

1.10. Baking Soda

Bạn có thể pha 1 chút baking soda (hay còn gọi là bột nở) với nước tạo thành hỗn hợp lỏng rồi bôi lên vùng bị muỗi đốt. Cách này giúp làm giảm ngứa ngáy và sát trùng hiệu quả. Cần lưu ý khi sử dụng cho trẻ nhỏ, tránh cho bé tiếp xúc với chân tay sẽ rất nguy hiểm nếu bé cho chân, tay lên miệng.

1.11 Tỏi hoặc hành tây

Tỏi và hành tây có tác dụng kháng viêm vậy nên bạn có thể cắt một lát mỏng tỏi hoặc hành tây thoa nhẹ lên vùng da bị đốt để giúp giảm sưng đỏ, ngứa ngáy và chống nhiễm trùng.

Xem thêm: Biếng ăn là gì? Trẻ biếng ăn mẹ phải làm sao?

2. Sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên

Dầu tràm là một trong những sản phẩm từ thiên nhiên đang được người dùng khá ưa chuộng để trị vết côn trùng cắn, muỗi đốt hiệu quả ngoài ra nó còn có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn rất tốt. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu kỹ sản phẩm trước khi mua để tránh mua phải hàng kém chất lượng.

trẻ bị muỗi đốt sưng to phải làm sao

Bạn có thể tham khảo mua Dầu tràm Tiên Ông của công ty SHP – công ty chuyên phân phối các sản phẩm về dầu tràm. Dầu tràm Tiên Ông được chiết xuất từ 100% nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên chuyên dùng để tránh gió, kháng khuẩn và trị viêm ngứa rất hiệu quả. 

Ngoài ra, nó còn hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp như khó thở, ho, cảm lạnh hay đau nhức xương khớp, đau bụng khó tiêu,… Đặc biệt sản phẩm này có thể dùng cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Dầu tràm Tiên Ông 45ml hiện nay có giá bán trên thị trường là: 65,000đ/chai 

Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu và mua sản phẩm tinh dầu tràm chất lượng cho cả mẹ và bé thì bạn có thể liên hệ qua một số phương thức sau để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết nhất:

  • Hotline: 08.54345.888
  • Website: https://dautramtienong.com
  • Hoặc bạn có thể tới trải nghiệm trực tiếp tại địa chỉ:
  • Địa chỉ TPHCM: 35/1 Thăng Long, P.1, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
  • Địa chỉ Đà Nẵng: Lô B2-4, đường Lê Đức Thọ, TP.Đà Nẵng

IV. Cách làm giảm vết thâm sau khi bị muỗi đốt

1.1. Chanh

Ngoài cách chữa trị vết muỗi đốt, chanh còn làm giảm vết thâm một cách hiệu quả. Bạn pha loãng nước chanh rồi thoa lên da bé như massage, áp dụng trong thời gian dài có thể làm mờ vết thâm.

1.2. Khoai tây

Bạn có thể cắt lát khoai tây rồi thoa lên vết thâm hoặc nghiền nhuyễn rồi trộn với 1 chút chanh sau đó thoa lên cho bé, để khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại với nước.

1.3. Nước cà chua và đu đủ

Bạn ép lấy nước rồi trộn đều sau đó thoa lên da cho bé 3 lần một ngày, để khoảng 10 phút rồi rửa sạch lại với nước.

Xem thêm: Cách trị ho cho trẻ – Đảm bảo nhanh chóng, cực kỳ hữu hiệu 

V. Làm sao để phòng ngừa muỗi đốt cho trẻ?

trẻ bị muỗi đốt bôi gì

  • Bạn nên cho con ngủ bên trong màn, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tránh những nơi ẩm thấp, ẩm ướt do những nơi này dễ có nhiều muỗi.
  • Thường xuyên sử dụng thuốc xịt đuổi côn trùng.
  • Kiểm tra những vật dụng của bé sử dụng như khăn mặt trước khi bé vệ sinh cá nhân hay giường xem có muỗi không trước khi bé đi ngủ.
  • Tránh cho bé chơi ở những nơi có bụi rậm do những nơi này khá ẩm ướt sẽ sản sinh ra nhiều muỗi.
  • Mùi hương cũng là nguyên nhân gây ra sự thu hút muỗi tới nên bạn cũng nên chọn lựa sản phẩm sữa tắm, kem dưỡng da cho bé kỹ càng, nên chọn những sản phẩm không có mùi hoặc mùi hương dịu nhẹ.
  • Bạn nên mặc quần áo dài tay cho bé để giảm thiểu vùng da bị lộ ra bên ngoài tránh muỗi đốt.
  • Luôn có sẵn thuốc bôi chống muỗi hoặc giảm ngứa để xử lý vết muỗi cắn cho bé, tránh để bé ngứa gãi gây ra nổi mụn nước hay sưng đỏ lan rộng.

VI. Các câu hỏi thường gặp

1. Tại sao muỗi đốt lại gây cảm giác ngứa?

Trong nước bọt của muỗi có một loại chất kháng đông, chất này làm máu con người trở lên loãng hơn để chúng có thể hút dễ dàng. Khi chất kháng đông này vào trong cơ thể người, cơ thể sẽ tự sản sinh ra chất miễn dịch có tên là Histamin. Histamin sẽ khiến cho da bị sưng viêm và có cảm giác ngứa.

2. Trẻ bị muỗi đốt có nguy hiểm không?

Thường thì muỗi đốt chỉ sưng đỏ hoặc ngứa ít, trừ những trường hợp muỗi độc đốt trẻ nhỏ có thể gây ra sưng nặng hơn thì hầu như không quá nguy hiểm.

Tuy nhiên, muỗi là loài côn trùng trung gian truyền một số bệnh có thể gây nguy hiểm như sốt xuất huyết, sốt rét, virus zika hay viêm não Nhật Bản, sống vàng da.

3. Tại sao muỗi đốt vào ban đêm lại ngứa hơn đốt vào ban ngày?

Ban đêm các hormone steroid, cortisol trong cơ thể khá thấp dẫn tới làm giảm khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Do đó, ta sẽ cảm thấy muỗi đốt vào ban đêm sẽ ngứa hơn đốt vào ban ngày.

4. Tại sao một số người lại không bị muỗi đốt?

Nếu cơ thể bạn có một tỷ lệ lớn khí carbon dioxide có trong mồ hôi và một loại chất hoá học như Nonanal thì bạn sẽ có tỷ lệ bị muỗi đốt cao hơn. Theo nghiên cứu 3 nhóm người thường hay bị muỗi đốt đó là đàn ông, người béo phì và những người có nhóm máu O.

5. Khi nào muỗi đốt mà phải tới gặp bác sĩ?

Nếu sau 1 tuần, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, các triệu chứng muỗi đốt không giảm hoặc trở nên nghiêm trọng hơn thì bạn nên tới bác sĩ da liễu để thăm khám và chữa trị kịp thời nếu mắc phải một số bệnh nguy hiểm do muỗi truyền nhiễm.

Muỗi đốt tuy không gây nguy hiểm nhưng sẽ gây ngứa khó chịu đặc biệt với trẻ nhỏ. Dầu tràm Tiên Ông mong rằng bài viết trên của chúng tôi có thể giúp bạn tìm được cách xử lý vết muỗi đốt và biện pháp phòng tránh muỗi hiệu quả.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết. Đừng quên theo dõi https://binhngamruouhanquoc.com/ thường xuyên để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác về sức khỏethảo dược nhé!

 

Gọi ngay

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger