Cây Trúc Đào Đẹp Nhưng Chứa Chất Độc Chết Người

cây trúc đào

Cây trúc đào mang một vẻ đẹp tinh tế và cuốn hút người xem chẳng thua kém Mai Anh Đào hay Hoa Anh Đào nhật bản nên thường được trồng tại các công viên làm cây cảnh, điều phối màu sắc ưa thích của những người sành chơi cây cảnh. Ấy vậy nhưng trúc đào đẹp nhưng lại rất độc mà hầu như không ai biết, tuy có độc nhưng nếu biết cách sử dụng thì thành phần dược tính có trong cây còn là thảo dược có thể điều trị một số bệnh lý rất hiệu quả.

Mô tả đặc điểm cây trúc đào

cây trúc đào
cây trúc đào

Cây trúc đào thuộc cây thân gỗ nhỏ, thường mọc rậm thành bụi có thể cao tới 5m mọc thành bụi cao 3-5 m. Thân cây tròn nhỏ, trơn nhẵn màu xanh lục, gốc già có màu nâu thẫm. Lá có hình dáng thon, thuôn hẹp dài, có mũi nhọn với độ dài khoảng 10 cm, rộng khoảng 5 cm, mặt trên lá có màu xanh thẫm hoặc trơn bóng, mặt dưới có màu song song hai bên gân chính

Xem thêm: Cây Phong Thủy – Tổng hợp các loại cây phong thủy hợp với con giáp

Hoa mọc thành cụm từ 4 đến 5 cánh xòe dạng như hoa xứ. Cuống hoa phân nhánh ở ngọn cành thành chùm dài khoảng 10mm. Lá bắc con dài khoảng 5 mm, dài nhọn. 5 cánh hoa thường ở trong sẽ kết thành ống và mở loe ở đầu cánh hoa mà có màu hơi trắng bên trong và hồng đậm ra ngoài.

Xem thêm: Lan Hài Gấm – Đốm có gì đặc biệt, cách trồng và chăm sóc Lan Hài

Nhị hoa dẹt có nhiều lông dài khoảng 3mm. Bao phấn hình mũi tên. Hạt phấn rời nhau có hình cầu, có 1 lỗ. 2 lá noãn kết rời thành bầu trên 2 ô, và ở mỗi ô nhiều noãn, đính noãn mép. Đầu nhụy thường có dạng khối chóp hình nón dài khoảng 1 mm, màu vàng. Thường có 2 quả đại dài khoảng 15 cm, có nhiều sọc ở ngoài bề mặt quả và có lông dài màu hung 

Hoa trúc đào tìm thấy nhiều ở đâu?

Người dân thành phố, thành thị có lẽ không còn lạ lẫm gì với loài cây này. Nó được trồng thành hàng ở các hành lang, con lươn thành phố làm đẹp đô thị. Tới mùa hoa nở mọi người vẫn thường lưu lại những bức hình kỷ niệm với loại trúc đào này.

Xem thêm: Cây Lộc Nhung ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc cây

Tại Hà Nội hay sân Mỹ Đình, các tuyến đường như Kim Mã, Hoàng Diệu… Hoa trúc đào được trồng và xuất hiện khá nhiều mà mọi người vẫn nghĩ nó vô hại mà ít cảnh giác đến loại cây mang vể đẹp cuốn hút này. Vì cây là loại chịu nhiệt tốt và thậm chí chịu hạn và lạnh tốt nên được trồng làm cảnh quan rất nhiều. Trồng làm cảnh, lấy bóng mát đang càng ngày càng được nhân giống nhiều hơn và phổ biến hơn tại các khu đô thị đông dân.

Cách trồng cây trúc đào cũng không quá khó nếu muốn làm không gian xanh thêm nhiều màu sắc. Trồng Trúc đào bằng cành. Cắt cành bánh tẻ thành từng đoạn dài 15 – 20cm, cắm nghiêng, tưới nước để giữ độ ẩm, trong vòng 15 – 30 ngày là cây mọc.

Xem thêm: Cây dừa cảnh ý nghĩa phong thủy – Cách trồng và chăm sóc

Đây là một loại cây ngoại lai, chưa biết di thực vào nước ta trong khoảng tời gian nào. Trong tự nhiên cây mọc hoang ở những vùng ven biển. Đây cũng là một loại cây có tính thẩm mỹ rất cao nên thường được nhiều người lựa chon để trồng làm cảnh

Cây trúc đào hoa vàng hoặc có tên gọi khác là cây thông thiên. Đây là cây thân gỗ, toàn cây có tiết mũ màu trắng. Ở Việt Nam, hoa thông thiên có màu vàng rực, ở một số nơi khác hoa có màu vàng cam, hoa thường có 5 cánh. Trái có hình thoi màu xanh.

Hoa trúc đào độc như thế nào?

Cây hoa trúc đào được cho là một trong những loài cây thực vật xếp vào danh sách cây có chứa độc tính gây hại cho sức khỏe cao nhất và chứa nhiều hoạt chất gây độc nhất. Nhưng hợp chất này thậm chí có thể gây tử vong ở người mà đặc biệt là ở trẻ em. Theo mô tả, chỉ cần vô tình hít phải khí đốt từ cây trúc đào cũng khiến người bình thường cảm thấy khó chịu, khó thở và có thể nguy hiểm đến hô hấp của trẻ nhỏ. Độc tính của cây trúc đào được coi là cực kỳ cao. Có rất nhiều trường hợp đã tử vong vì dính phải liều lượng vừa đủ gây chết người ở loại cây này

Xem thêm: Cây vạn niên thanh ý nghĩa tài lộc , cách trồng và chăm sóc

Theo nghiên cứu, người lớn khi dùng phải từ 10-20 lá sẽ gây tử vong, và 1-2 lá đối với trẻ nhỏ. Trong tất cả bộ phận của cây trúc đào đều có độc. Chất độc này hình thành trong mũ của cây có màu ngã vàng có tên khoa học là glucosid độc dược

Điều cần đáng lưu tâm ở đây là chất độc của cây trúc đào phát tán rất nhanh và mạnh. Người bị trúng độc sẽ nhanh chóng cảm thấy khó chịu, nôn ói, chóng mặt, nhức đầu, đau bụng ngay tắp lự. Khi bị nặng chất độc sẽ làm cản trở hô hấp và oxy lên não, gây trụy tim và gây tử vong nhanh nhất.

Trúc đào có công dụng gì trong chữa trị bệnh?

  • Các chất glucosid như oleandrin (neriolin), neriin, adynerin và neriantin có trong lá trúc đào được các nhà nghiên cứu tận dụng độc tính để hỗ trợ làm thuốc trợ tim, suy tim, khó thở…khi dùng với liều lượng vừa đủ. Các chất này sẽ không bị phá hủy bởi men tiêu hóa và đào thải ra khỏi cơ thể nhanh chóng
  • Lá của cây trúc đào thì được dùng để làm nguyên liệu chính chiết và sản xuất ra oleandrin chỉ định chính trong điều trị suy tim, nhịp tim nhanh, các bệnh tim có phù. Loại này thược được bào chế thành dạng viên nén hoặc dạng nước
  • Bên trong cây trúc đào có chứa độc dược lương cao nên thường được dùng làm thuốc trông đông y hay dùng để trị ghẻ lở, ngứa, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu…
  • Trong y học dân gian thì lá cây trúc đào lại được dùng để chữa các bệnh ngoài da như phát ban, chàm, lở loét ở da. 
  • Nước cốt sắc từ lá cây trúc đào được dùng để diệt giòi, chống khuẩn, viêm nhiễm đối với vết thương hở.
  • Vì tận dụng chất độc có trong cây trúc đào, người ta dùng nó để chiết xuất ra các sản phẩm bả chuột.
  • Cao nước từ cây và lá trúc đào với đủ liều lượng có thể được bào chế để điều trị và ức chế các tế bào ung thư
  • Thuốc sắc từ lá trúc đào có thể được dùng để chống nhiễm khuẩn và viêm nhiễm

Cách bào chế thuốc từ cây trúc đào

Cây trúc đào khi được khai thác lá ngoài tự nhiên sau đó đem về rửa sạch và để phơi khô trong điều kiện có mái tre đến khi lá cây chỉ còn chữa khoảng 15% nước thì chúng ta đem đi cắt nhỏ. Ngâm lá cây sau khi đã sơ chế vơi rượu theo tỷ lệ cứ 1kg lá/ 10 lít rượu trong khoảng 1 ngày thì có lọc và ép nước.

Đổ phần rượu sau khi đã được lọc vào vai sành hoặc thùng sau đó chúng ta cho thêm dung dịch chì axetat 30% và quan sát xem rượu có còn đục hay không, nếu vẫn đục thì đổ thêm dung dịch chì axetat vào để tạo kết tủa. Để qua 1 đêm phần kết tủa sẽ lắng xuống và lấy phần nước trong. sau đấy sử dụng dung dịch natri sunfat 15% và giấy lọc để tiếp tục khử phần kết tủa

Sau khi loại bỏ tạp chất thì cho dung dịch từ cây trúc đào vào bình thủy tin và và đun trên nồi hấp để thu hồi cồn. Nhiệt độ luôn luôn phải duy trì 50-55 độ sau đấy qua một vài công đoan phức tạp nữa chúng ta sẽ thu được chất neriolin vô cùng tinh khiết có chứa trong cây trúc đào.

Cách giải độc khẩn cấp

Việc cần tránh tiếp xúc trực tiếp với nhựa của cây trúc đào là vô cùng quan trọng. Nhất là ở trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Nếu chẳng may dính phải chất độc của cây trúc đào. Người bị độc cần phải sơ cứu kịp thời và đem đến các cơ sở y tế

Xem thêm: Cây lá han: Loại lá cây gây cơn ác mộng của rừng già Tây Bắc

  • Cần kích thích gây nôn cho bệnh nhân dính độc và phải kích rửa ruột nhanh chóng là biện pháp bảo vệ cần thiết nhất hỗ trợ tối đa để làm giảm sự hấp thụ các hợp chất có độc. 
  • Sử dụng than hoạt tính được bộ y tế chỉ định và khuyến cáo nên sử dụng trong các trường hợp trúng độc để đưa các chất độc ra ngoài và vô hiệu hóa tác dụng từ chất độc gây ra đối với cơ thể 

Việc sử dụng cây trúc đào làm cây cảnh cho đường phố và các khu đô thị, làm tăng tính thẩm mỹ cho khu phố và thành phố. Tuy nhiên không khuyến cFáo các hộ gia đình trồng làm cảnh trong nhà hay trước cổng vì có thể ảnh hưởng đến người trong nhà, hàng xóm và nhất là trẻ em khi không biết đến chất độc có trong cây trúc đào nguy hiểm như thế nào. Không nên trồng cây Trúc đào cạnh nguồn nước ăn (giếng bể nước) vì lá hoặc hoa Trúc đào rụng xuống làm nhiễm độc nước, uống lâu ngày sẽ ngộ độc.

Nguồn: https://binhngamruouhanquoc.com/

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger