Hoa thiên điểu là một loại hoa thuộc họ chuối rẻ quạt mang một vẻ đẹp kiều diễm mà ai nhìn cũng phài trầm đồ. Đã có rất nhiều dân chơi hoa chuyên nghiệp cũng như chơi cây cảnh muốn mang hoa thiên điểu về trồng. Nhưng ngoài đẹp, hoa thiên điểu lại mang trong mình sự nguy hiểm khó lường và thành phần dược tính có trong cây cần được tìm hiểu kỹ càng hơn trước khi muốn trồng hay sử dụng cây.
Xem thêm: Cây Trúc Đào Đẹp Nhưng Chứa Chất Độc Chết Người
Mô tả cây hoa thiên điểu
Cây hoa thiên điểu thuộc loại cây thân thảo và là họ chuối rẻ quạt, có tên khoa học là Strelitzia reginae mang nguồn gốc từ Nam Phi. Cây mọc theo dạng bụi nhỏ sống lâu năm. Độ cao chỉ từ dưới 100cm. Lá cây có hình hơi thuôn dài như lá dong khá lớn, phiến lá rộng và cuống dài mọc từ gốc. Gân là chạy dọc thân lá tỏa ra từ gốc và khá cứng. Mặt trên lá màu xanh thẫm và mặt dưới có màu xanh nhạt hơn mọc hướng lên trên. Các lá kết thành hình nan quat.
Xem thêm; Cây lá han: Loại lá cây gây cơn ác mộng của rừng già Tây Bắc
Hoa thiên điểu thường mọc trên đỉnh cây, có cuống dài trên phiến lá. Hoa thiên điểu có cấu trúc mọc không cân xứng như các loài hoa khác. Hình dạng mọc như mào gà xòe rộng. Cánh hoa cũng có hình thuôn dài có màu vàng, đỏ, hơi cam. Cách đan cánh hoa này rất thu hút những chú chim hút mật và thụ phấn cho hoa.
Xem thêm; Cây Phong Thủy – Tổng hợp các loại cây phong thủy hợp với con giáp
Đặc biệt trên đầu hoa có 3 cánh hoa màu ánh lam bóng đẹp phía dưới, nhụy hoa có màu trắng trong khi tràng hoa lại có màu lam sẫm. Phấn và túi mật của hoa lại tạo từ 2 đến 3 bông nhỏ màu đỏ xanh cực kỳ bắt mắt. Môi cây, hoa thiên điểu sắp xếp cánh hoa theo một chuỗi có độ dài cỡ một gang tay kéo dài nên trông cực kỳ rực rỡ, hoa nằm trên cành cao trên đỉnh dài cách mặt lá khoảng 20cm. Chính vì thế, cây được cho là nữ hoàng mang tên chim
Xem thêm: Cây vạn niên thanh ý nghĩa tài lộc , cách trồng và chăm sóc
Ứng dụng và ý nghĩa hoa thiên điểu
- Về phong thủy, hoa thiên điểu được cho là mang lại những ý nghĩa nhất định cho gia chủ, vẫn thường được dùng để cắm trong các lẵng hoa nhân dịp khai trương hay tân gia nhà mới. Có màu sắc hoa thiên điểu làm mọi thứ trở nên sang trọng và cao quý hơn
- Điều đặc biệt trong tình yêu, hoa thiên điểu tượng trưng cho một tình yêu đẹp và mãi mãi vĩnh hằng. Vừa tự do như những loại chim có thể sải cánh đi khắp nơi. Chính vì thế mà những lẵng hoa thiên điểu vẫn luôn bị cháy hàng trong các dịp lễ tình nhân hay những ngày của phụ nữ
- Cây thường được tượng trưng cho phái mạnh bởi sử rắn rỏi, cứng cáp mà loại hoa này mang lại. Đây là món quà độc đáo cho phái mạnh, những người cần xúc tiến trong kinh doanh hay các lĩnh vực lớn
- Cây hoa thiên điểu vẫn thường được trồng trong các khuôn viên resort, công viên, biệt thự… Nó mang vẻ đẹp quý phái, tinh tế và nhất là luôn tươi xanh, nở hoa quanh năm đặc biêt mang lại cảnh quan phong phú, lại có sức sống mạnh, dễ trồng, dễ chăm sóc
- Vào các dịp lễ tết, trên bàn thờ gia tiên, bàn thờ phật người ta thường trịnh trọng
- Dùng để trưng bày các bình hoa, giỏ quà với hình dáng thẳng đứng đầy màu sắc ý nghĩa. Được sử dụng phổ biến trong trang trí hay quà tặng vào các dịp khai trương, kỷ niệm với ý nghĩa rắn rỏi, hưng thịnh và phát đạt.
Độc dược có trong hoa thiên điểu nguy hiểm như thế nào
Tuy nhiên, hoa thiên điểu lại chứa rất nhiều chất độc làm hại đường tiêu hóa. Loại hoa này nằm trong danh sách những loại cây trồng có độc có khả năng gây hại tới thú nuôi (chó, mèo,…) của ASPCA – Trung tâm kiểm soát chất độc động vật Mỹ. Hoa thiên điểu được liệt vào danh sách 10 loại hoa đẹp mà có độc cần phải lưu tâm. Nhất là với các dân phượt. Có khả năng lớn gây hại đối với thú nuôi như chó, mèo nếu chẳng may ăn phải lá hay hoa cây thiên điểu
Xem thêm: Cây dừa cảnh ý nghĩa phong thủy – Cách trồng và chăm sóc
- Khi tiếp xúc trực tiếp tới các chất từ hoa và lá cây thiên điểu người dùng sẽ bị ngộ độc đường ruột gây nôn ói, dây tiêu chảy và đặc biệt nguy hiểm tới hô hấp.
- Chất độc trong hoa khi đi vào cơ thể theo đường miệng sẽ gây hại cho đường ruột, gây tiêu chảy cho bệnh nhân. Ngoài ra, khi tiếp xúc lâu với cánh hoa, bạn sẽ có cảm giác thấy khó chịu, chóng mặt, buồn nôn. Nếu nặng hơn, có thể nhức đầu, khô miệng, ù tai, suy giảm thị lực.
- Nếu đứng quá lâu và hít phải quá nhiều từ loại cây này, người dùng dễ bị chóng mặt, nhức đầu và hoa mắt. Cảm giác khó chịu và hơi khó thở ở trường hợp nặng
- Màu sắc rực rỡ của hoa thiên điểu dễ thu hút trẻ nhỏ chính vì thế khi tiếp xúc nhiều trẻ sẽ bị tiêu chảy, nặng hơn là nôn ói và cần cấp cứu, chuyền nước kịp thời
Cách trồng cây hoa thiên điểu
- Thời gian trồng: Cây hoa thiên điểu có tốc độ sinh trưởng ổn định, khá dễ trồng, ưa nắng nhưng không thể chịu quá nóng vì họ chuối cần nước. Cây sinh trưởng và phù hợp để gieo trồng ở thời điểm cuối mùa xuân hoặc đầu đông hằng năm.
- Ánh sáng: Khi mới gây trồng cần tránh để cây tiếp xúc trực tiếp quá lâu dưới ánh nắng mặt trời dễ gây cháy lá và thoát nước nhanh gây chết cây
- Đất: Cây thiên điểu ưa ẩm và thường được trồng bởi đất tơi xốp, giàu chất mùn. Có thể trồng trên đất có pha trộn mùn cưa, xơ dừa hoặc trấu. Không nên trồng đất quá tơi xốp làm cây dễ mất nước. Đất cũng nên pha chút cát để tránh ngập úng
- Nước: Cây nên được thường xuyên tưới, sáng một lần, chiều một lần. Tưới nhiều hơn đối với rễ chùm của thiên điểu dễ gây úng nước
- Phân bón: Thường cây phải bón lót trước khi trồng bằng phân chuồng đã hoai mục. Khi cây đi vào thời gian phát triển mạnh cần thêm NPK một tháng 1 lần. Khi cây bắt đầu chớm nụ cho hoa có thể bón thêm photphat canxi 2-3 lần/tháng
- Ngừa sâu bệnh: Cây thiên điểu bệnh thường gặp khá ít, chủ yếu rễ dễ bị hoai, úng và mủn rễ nên cần tạo điều kiện thông thoáng mà không mất nước. Ngoài ra, các loại sâu bệnh như bọ hung, rệp sáp thường có thể trị bằng phương pháp thủ công hoặc thuốc bảo vệ thực vật.
- Nhân giống: Cây được nhân giống bằng cách tách tép cây con ra để giâm như sả. Vì mỗi năm cây chỉ nhảy thêm 4 cây con nên khi tách nhân giống cần hạn chế để lại mầm mạnh để tiếp tục sinh trưởng, không nên tách nhiều làm yếu cây
- Chăm sóc: Khi hoa tàn được từ 1-2 ngày người trồng cần cắt xuống từ khoảng 20cm để cây cho chồi và đâm hoa mới. Thường xuyên cắt tỉa lá khô, héo và xới đất cho thông thoáng, tưới nước đều đặn
Căn hoa vào dịp tết: Tết đến xuân về là dịp người ta tiêu thụ loại hoa thiên điểu này khá cao nên để có thể canh cho hoa ra trúng vụ xuân. Người trồng cần để cây vào vị trí có nhiệt độ lạnh, ẩm thấp dưới 10 độ C khoảng 50 để cây nghỉ. Sau đó, từ 50 ngày trở đi cho cây vào nơi có nhiệt độ từ dưới 25 độ C và cấp sáng liên tục 6 tiếng trên ngày và bón phân thúc, tưới nước tăng cường để trúng dịp lễ tết.
Xem thêm: Cây Lộc Nhung ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc cây
Cây hoa thiên điểu là cây chiếu sáng dài, ưa nắng, sợ ánh sáng trực tiếp. Cây nên trồng nơi ẩm ướt, thoáng gió, tránh ngập nước, không ưa rét, sợ sương muối. Cây thường nở hoa vào mùa xuân (ở nơi xuất xứ). Thường được trồng làm cảnh ở các khu resort, bể bơi, khuôn viên vườn, sân chơi…
Xem thêm: Cây huyết long – sự phong thủy từ vòng Gỗ Huyết Long mà bạn chưa biết
Hiện nay thị trường đang tiêu thụ loại hoa thiên điểu để bàn bonsai nhỏ rất được ưa chuộng cho dân văn phòng cũng như trang trí trong khuôn viên, gia đình…Tuy nhiên cần lưu ý khi sắm sửa hoặc chăm sóc và chọn nơi đặt cần cẩn thận, nhất là gia đình có trẻ em và thú cưng thì nên hạn chế chưng trồng dễ gây nguy hiểm.
Xem thêm: Lan Hài Gấm – Đốm có gì đặc biệt, cách trồng và chăm sóc Lan Hài
Nguồn: https://binhngamruouhanquoc.com/
Danh mục
Sức khỏe | Cây phong thủy | Thảo dược